Thứ Ba, 3 tháng 9, 2013

Uống axit folic để giảm nguy cơ dị tật ở thai nhi

Mỗi năm hàng nghìn bà mẹ mang thai bị đình chỉ thai nghén vì dị tật bẩm sinh. Rất nhiều trường hợp trong số đó không có nguyên nhân rõ ràng…Nhưng có một điều phụ nữ trong độ tuổi mang thai cần biết, đó là bổ sung axit folic sớm và đầy đủ có thể làm giảm nguy cơ dị tật ở thai nhi.
uong-axitfolic-de-giam-nguy-co-di-tat-o-thai-nhi
Ảnh(st): bổ sung axit folic để có một thai kì khỏe mạnh
Tại sao phụ nữ mang thai cần bổ sung axit folic?
Axit folic giúp ngăn ngừa khuyết tật ống thần kinh, dị tật bẩm sinh nghiêm trọng của tủy sống (chẳng hạn như nứt đốt sống) và bộ não ( khiếm khuyết não). Các khuyết tật ống thần kinh xảy ra ở giai đoạn đầu phát triển,  khi nhiều phụ nữ thậm chí không biết họ đang mang thai.
Trung tâm kiểm soát dịch bệnh (CDC)  của Hoa Kỳ khuyến cáo rằng những phụ nữ bổ sung axit folic hàng ngày, bắt đầu ít nhất một tháng trước khi thụ thai và trong ba tháng đầu của thai kỳ  thì nguy cơ đứa con của họ bị khuyết tật ống thần kinh giảm từ 50% đến 70 %.
Một số nghiên cứu khác còn cho thấy bổ sung axit folic có thể giúp giảm những nguy cơ khuyết tật khác của em bé, chẳng hạn như sứt môi, hở hàm ếch, và một số loại dị tật tim bẩm sinh.
Cơ thể cần acid folic để tạo hồng cầu và ngăn chặn bệnh thiếu máu. Axit folic cũng rất cần thiết cho việc sản sinh, cấu trúc và tái cấu trúc AND  -  “bản đồ” di truyền của cơ thể và khối tế bào cơ bản. Vì vậy, bổ sung axit folic đầy đủ là đặc biệt quan trọng cho sự tăng trưởng nhanh chóng của nhau thai và em bé.
Uống vitamin tổng hợp có chứa acid folic còn có khả năng làm giảm nguy cơ tiền sản giật.
Cần bổ sung bao nhiêu axit folic mỗi ngày
Để giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh, theo các chuyên gia, nên dùng 400 microgram (mcg) axit folic mỗi ngày, bắt đầu ít nhất một tháng trước khi bạn bắt đầu có kế hoạch thụ thai.
Các ống thần kinh (mà từ đó cột sống và não bộ của bé phát triển) - bắt đầu hình thành khoảng ba tuần sau khi thụ thai. Vì vậy có 1 liều dùng đầy đủ axit folic hàng ngày trước khi mang thai và trong thai kì là vô cùng quan trọng.
Bạn phải kiểm tra thành phần của loại vitamin tổng hợp đang dùng, để chắc chắn rằng đã có đủ hàm lượng bổ sung axit folic cần thiết. Hoặc bạn có thể dùng riêng viên axit folic và một số vitamin cần thiết theo chỉ định của bác sĩ.
Riêng với những phụ nữ bị béo phì, tiểu đường,  khả năng có con bị khuyết tật ống thần kinh cao hơn bình thường thì nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để tăng liều bổ sung axit folic. Việc tăng liều dùng axit folic cũng cần thiết đối với những người đã có tiền sử thai lưu vì dị tật ống thần kinh.
Nguồn thực phẩm chứa axit folic
Các loại thực phẩm giàu folate tự nhiên bao gồm đậu lăng, đậu khô và đậu Hà Lan, rau màu xanh đậm như bông cải xanh, rau bina, collard hoặc củ cải, đậu bắp, măng tây và trái cây họ cam quýt và nước trái cây.
Tuy nhiên những thực phẩm này không thể đáp ứng đủ nhu cầu axit folic của ban. Bởi vì cơ thể chỉ hấp thụ một số folate tự nhiên từ thực phẩm bạn ăn. Hơn nữa, axit folic có thể bị mất trong quá trình bảo quản hoặc bị phá hủy bởi nhiệt độ khi nấu nướng.
Vì vậy phụ nữ mang thai vẫn cần phải uống bổ sung theo liều khuyến cáo là 400mcg axit folic mỗi ngày.
giảm nguy cơ dị tật ở thai nhi
Ảnh(st): có một đứa con khỏe mạnh là niềm hạnh phúc lớn lao của cha mẹ.
Các dấu hiệu của sự thiếu hụt axit folic
Bạn có thể bị tiêu chảy, mất cảm giác ngon miệng, giảm cân, đau lưỡi, đau đầu, tim đập nhanh và khó chịu.
Nếu chỉ hơi thiếu, bạn có thể không nhận thấy bất kỳ triệu chứng nào cả, nhưng bạn sẽ không nhận được lượng axit folic tối ưu cho sự phát triển phôi thai trong giai đoạn đầu.
Vì thế một điều quan trọng mà bất cứ phụ nữ nào có kế hoạch mang thai hoặc đang trong những tuần đầu tiên phải nhớ, đó là bổ sung 400mcg axit folic mỗi ngày.
Anh Minh (dịch từ babycenter)

42 điều thay đổi khi bạn làm mẹ

Làm mẹ - mang thai là điều thiêng liêng nhất đối với bất cứ người phụ nữ nào.Dù ban đầu bạn lo lắng, bạn sợ hãi, nhưng khi đã có "thiên thần" đồng hành thì những điều đó chẳng là gì.Tất cả sẽ thật dễ chịu và tràn ngập tình yêu biến bạn thành một người khác.42 điều thay đổi khi bạn làm mẹ cùng đọc và suy ngẫm về một vị trí thiêng liêng mà bạn sẽ chọn lựa.


1. Bạn không còn được ngửi hương thơm của những đóa hồng, vì em bé đã ở trong vòng tay của bạn. (điều đó có thể khiến bé bị dị ứng)
2. Bạn đã từng tin rằng bạn không hề sợ hãi. Giờ đây bạn nhận ra mình thường lo sợ nhiều thứ.
3. Những  hi sinh mà bạn đã chấp nhận để có con, giờ đây nó dường như không còn là sự hi sinh nữa
42-dieu-thay-doi-khi-lam-me
4. Bạn đã biết tôn trọng cơ thể bạn
5. Bạn tôn trọng cha mẹ của bạn và yêu thương họ theo một kiểu khác trước đây
6. Bạn nhận thấy rằng cảm giác đau đớn của con còn tồi tệ hơn nhiều lần so với sự đau đớn của bản thân bạn
7. Bạn một lần nữa tin vào những niềm tin thời thơ ấu.
8. Bạn chấm dứt hoàn toàn liên hệ với những người mà bạn thực sự nên “cấm vận” từ nhiều năm trước (vì bạn nghĩ có thể ảnh hưởng không tốt đến con)
9. Bạn dễ tổn thương hơn.
10. Bạn nghĩ về một người 234.836.178.976 lần một ngày.
11. Mỗi ngày là một bất ngờ thú vị.
12. Các hoạt động của cơ thể trở lại ổn định, bạn cảm thấy hài lòng hơn.
13. Bạn ngắm nhìn con trong gương thay vì ngắm chính mình.
14. Bạn trở thành người của những buổi sáng sớm.
15. Tình yêu của bạn trở nên vô hạn, tạo nên một sức mạnh siêu phàm.
16. Bạn phát hiện ra có bao nhiêu điều để nói chỉ về 1 chuyện một cái răng
17. Bạn nhận ra rằng hạnh phúc đích thực không đến từ sự giàu có vật chất.
18. Bây giờ bạn biết nơi mặt trời đến từ đâu. Có thể đó là chính bé yêu của bạn!
19. Bạn thà mua một xe ba bánh hơn là chọn những đôi giày mà bạn đã từng khao khát
20. Bạn nhận thấy rằng dù có thể dính bẩn tay nhưng những chiếc kẹo có 1 sức mạnh diệu kì (nhất là trong việc dỗ trẻ con)
21. Bạn không nhớ phải đi ngủ lúc 9 giờ vào tối thứ Sáu (vì mai là ngày cuối tuần của lũ trẻ)
22. Bạn thậm chí không biết đến yên tĩnh là gì nữa!
23. Bạn nhận ra rằng, 10kg bé bỏng mà bạn dường như không thể rời bỏ là món quà vô giá biết bao.
24. Bạn phát hiện ra một sức mạnh lớn lao trong chính bản thân bạn mà trước đây không bao giờ bạn nghĩ  là mình có.
25. Bạn không còn phải phụ thuộc vào  một đồng hồ  bởi đã có con đặt thời gian biểu cho bạn.
26. Thay vì sự khó chịu và cầu mong ông bà có thể  làm cháu ngừng khóc khi phải rời xa mẹ, bạn thấu hiểu  và tôn trọng  những phản ứng, cảm xúc của con.
27. Con cún của bạn – từng được bạn coi như là “bé yêu”  - giờ trở lại đúng là một con cún.
28. Bạn sẵn lòng dành thời gian cho một nụ hôn và một cái ôm thật chặt cho dù có thể bạn sẽ bị trễ giờ làm
42-dieu-thay-doi-khi-lam-me1
29. Bạn hiểu rằng tắm để thư giãn cũng là một điều xa xỉ
30. Bạn nhận ra rằng bạn có thể yêu một người lạ
31. Bạn mong muốn làm cho thế giới này trở nên tốt đẹp hơn
32. Nếu trước đây bạn không tin vào tình yêu từ cái nhìn đầu tiên thì  giờ đây bạn đã được chứng thực điều đó.
33. Bạn bắt đầu đánh giá cao  những chương trình truyền hình dành cho trẻ em.
34. Bạn phải bỏ xem tin tức thời sự  bởi vì bạn nhìn tất cả các câu chuyện từ quan điểm của một người mẹ và điều đó làm bạn bức xúc, giận dữ hay đau xót
35.Càng ngày bạn càng yêu sống hơn vì sự có mặt của một thiên thần bé bỏng và nhờ tình yêu đó, mọi thứ trở nên tốt đẹp hơn rất nhiều.
36. Cuối cùng thì bạn cũng thực sự tìm ra lí do vì sao bạn có 2 bầu ngực
37. Khi có con tôi đã phải vượt lên sự nhút nhát, e sợ của chính mình. Tất cả những gì lũ trẻ quan tâm cũng đều là mối quan tâm của tôi, tôi phải giải thích và kể cả trải nghiệm cùng chúng
38. Bạn sẽ nhận được những sự hỗ trợ bất ngờ từ những người khác, có khi không phải là những người bạn mong đợi
39. Không có gì chỉ là của bạn nữa. Bạn chia sẻ tất cả mọi thứ!
40.  Cho dù trong cuộc sống trước đây bạn có thể đã làm xong xuôi bao nhiêu việc thì khi nhìn vào con, bạn vẫn nghĩ bạn đã hoàn thành một sứ mệnh tuyệt vời!
41. Bạn muốn quan tâm, chăm sóc tốt hơn nữa cho con và cho chính mình.
42. Bạn có thể có cuộc trò chuyện tuyệt vời nhất dù chỉ sử dụng nguyên âm với những âm thanh như 'ahhh' và 'oooo.'

6 công việc bà bầu nên tránh

Khi mang thai, môi trường sống và làm việc đều có ảnh hưởng nhất định. Để đảm bảo sức khỏe và sự phát triển an toàn cho cả mẹ và con, bà bầu nên tránh làm những 6 công việc sau:

6 công việc bà bầu nên tránh
Ảnh(st): đừng làm việc nặng bà bầu nhé!
1. Việc nặng nhọc
Trong suốt thai kỳ, bạn sẽ cảm thấy mình yếu sức hơn, dễ mệt hơn và luôn nhức mỏi mọi thời điểm trong ngày. Nguyên nhân là bởi sự thay đổi nội tiết  khiến các khớp xương, dây chằng và liên kết cơ của bạn lỏng lẻo hơn .
Vì thế bạn hãy nhờ đến sự giúp đỡ của người khác khi cần phải làm những công việc đòi hỏi vận động cơ bắp và mất sức lực. Điều này không chỉ làm bạn đỡ mệt mà còn giảm tránh những nguy cơ đe dọa sảy thai.
Một số việc bà bầu hoàn toàn không nên làm:
- Di chuyển hay kê lại đồ đạc nặng trong nhà
- Mang xách quá nặng khi đi chợ, đi mua sắm hoặc đi lên cầu thang.
- Các động tác tập luyện mạnh, mất nhiều sức lực.
2. Những việc độc hại
Đôi khi ngay trong những công việc bình thường, bà bầu cũng có thể bị nhiễm hóa chất độc hại. Vì thế nếu không nhờ được thì nên đeo bao tay để tránh tiếp xúc hoặc một số công đoạn làm đẹp bà bầu có thể tạm gác lại trong giai đoạn mang thai.
-  Quét nhà, soạn kệ sách hoặc dọn nhà kho bụi bặm.
-  Lau rửa nhà cửa, giặt quần áo và rửa chén bát bằng dung dịch tẩy rửa gốc hoá chất.
-  Chơi, chăm sóc và dọn ổ cho mèo (phòng nhiễm ký sinh trùng Toxoplasma).
-  Sơn nhà hoặc sơn đồ nội thất.
-  Dùng sản phẩm vệ sinh cá nhân và mỹ phẩm gốc hoá chất (son môi, sơn móng tay, nhuộm tóc…)
- Dùng thuốc diệt côn trùng. Loại thuốc này với thành phần độc hại diethyltoluamide có thể hấp thụ qua da của bạn và ảnh hưởng đến hệ thần kinh của thai nhi nếu bạn tiếp xúc quá nhiều.
-  Làm việc trong môi trường độc hại. Nếu công việc hiện tại của bạn thường xuyên phải tiếp xúc với hóa chất thì điều tốt nhất bạn có thể làm để thai nhi phát triển khỏe mạnh, đó là xin tạm rời xa vị trí công việc này.
6 công việc bà bầu nên tránh
Ảnh(st): Mái tóc gợn sóng nhuộm màu thời trang không phù hợp trong thời kì bầu bí.
3. Việc đòi hỏi tư thế không thoải mái
Khi làm việc ở những tư thế không thoải mái như ngồi xổm, đứng lâu, ngồi lâu, gập người …đều sẽ gây ra những ảnh hưởng nhất định đến các cơ, dây chằng, khả năng cung cấp oxy cho thai nhi…..
Vậy nên bà bầu có thể bỏ qua hoặc hạn chế thời gian làm những công việc như:
- Sử dụng máy hút bụi đòi hỏi phải cúi người để hút bụi ngóc ngách
- Làm vườn.
- Đứng nấu ăn quá lâu hoặc ngồi giặt đồ, ngồi làm việc máy tính quá lâu
4. Lặn dưới nước
Khi đi du lịch biển hay đi tắm bể bơi, bà bầu có thể bơi nhẹ nhàng vì bơi là một trong những vận động tốt nhất cho cả mẹ và con. Nhưng lặn là điều cấm kị. Bởi một số nghiên cứu cho thấy tỉ lệ sảy thai hay sinh non khá cao với những người làm việc này trong thai kì. Bởi sự thay đổi nồng độ oxy dưới nước sẽ ảnh hưởng rất lớn đến thai nhi.
5. Đi giày cao gót
6 công việc bà bầu nên tránh
Ảnh(st): Bạn trông thật quyến rũ và xinh đẹp với những đôi giày cao gót. Nhưng nếu đang mang thai, giày bệt là lựa chọn an toàn.
Dù chưa có một nghiên cứu nào chứng minh rằng việc đi giày cao gót gây ra những ảnh hưởng tiêu cực tới thai nhi. Nhưng thực tế cho thấy, nếu bà bầu thường xuyên sử dụng giày cao gót sẽ có nguy cơ gặp phải những tình trạng sau:
-      Dễ bị ngã, dẫn đến nguy cơ động thai, sảy thai.
-      Bệnh lý trong thai kì: đau lưng, đau hông, sưng phù chân do các mạch máu bị chèn ép….
Vì vậy những đôi giày bệt với kích cỡ vừa chân luôn được khuyến khích cho các mẹ bầu.
Anh Minh