Thứ Ba, 25 tháng 6, 2013

Công dụng của cá chép cho bà bầu

Công dụng của cá chép và những lưu ý khi chế biến cá chép cho bà bầu 

 Người xưa thường ca ngợi cá chép là loại “thực phẩm thượng hạng”. Cá chép tuy nhiều xương, không mềm nhưng đổi lại thịt rất ngon và chứa nhiều thành phần dinh dưỡng.
cá chép
Công dụng của cá chép cho bà bầu

 Thành phần dinh dưỡng và công dụng của cá chép

 Trong thịt cá chép có chứa nhiều dưỡng chất như axit lutamic, glycine, chất béo, arginine. Hàm lượng protein trong thịt cá chép có sự khác nhau tùy theo mùa và sự thay đổi của thời tiết. Vào mùa hè, hàm lượng protein phong phú nhất; vào mùa đông, hàm lượng protein và acid amin trong cá chép giảm một chút, riêng hai loại glycine, arginine đều không thay đổi.Sách y học ghi lại công dụng của cá chép: “Cá chép chủ trị an thai. Khi thai động, khi người mẹ mang thai bị phù, nên ăn canh cá chép”. Ngoài ra, cá chép còn rất có lợi cho người ăn uống kém, ăn uống không tiêu, người cao tuổi suy nhược, đau lưng, nhức mỏi tay chân. Đối với riêng mẹ bầu và sản phụ, cá chép giúp an thai, thông sữa.
Dân gian còn truyền miệng nhau rằng, cá chép không chỉ giúp bồi bổ cho mẹ bầu, mà còn giúp trẻ khi sinh ra sẽ thông minh, da trắng, môi đỏ.
Với rất nhiều công dụng tuyệt vời đó, vậy sao bạn không bổ sung ngay các món với cá chép vào thực đơn hàng tuần cho gia đình và đặt biệt cho phụ nữ mang thai.

 Lưu ý khi mua cá chép và cách chế biến :

 Cá chép được chăn thả trong môi trường tự nhiên không ô nhiễm thực sự tốt và giàu dinh dưỡng.Nhưng do môi trường nước hiện nay ngày càng ô nhiễm nên việc chọn lựa được cá chép cho phụ nữ mang thai cần chú trọng để đảm bảo mua được cá chép ngon (mình dài, thịt chắc, thơm và ngọt ),sạch đồng thời không bị nhiễm độc.Để đảm bảo tránh nhiễm độc tố từ cá chép (do đặc tính sống dưới đáy và ăn bùn) khi chế biến cá chép cho phụ nữ mang thai không nên để nguyên con mà chế biến như cách gia đình vẫn thường làm (bỏ ruột,mang cá…).Theo nhiều ý kiến thì nấu nguyên con mới bổ cho phụ nữ mang thai ,thiết nghĩ dinh dưỡng từ cá mà ra cũng chưa hẳn nấu nguyên con mới là bổ.

Một số bài thuốc từ cá chép giúp an thai :

 Khi mang thai được 5-6 tháng, phụ nữ thường bị sưng mặt, chân tay phù thũng, tiểu tiện ít. Có thể khắc phục bằng cách lấy một con cá chép nặ ng 500 g, đậu đỏ nhỏ hạt 120 g, cho thêm ít gừng, hành vào nấu chín (chú ý nấu nhạt). Hiệu quả của bài thuốc này khá rõ rệt.
 Người Trung Quốc cổ đại từng liệt "đuôi cá chép" vào một trong "bát trân" (8 cái quý), ngang với chân gấu. Kinh Thi viết: "Khởi kỳ thực ngư, tất hà chi" (Muốn ăn cá, tất phải ăn cá chép ở sông). Đào Hoàng Cảnh, nhà y học thời Hậu Lương (Trung Quốc) đã gọi cá chép là "chư ngư chi trưởng, vi thực phẩm thưởng vị" (đứng đầu các loại cá, là loại thực phẩm đứng đầu vị). Đối với phụ nữ, cá chép càng hữu ích. Dân gian Trung Quốc coi loại cá này là "ích mẫu hà tiêu" (thuốc tiên chữa bệnh phụ khoa) vì nó có tác dụng nổi bật trong lĩnh vực này.
Một số ứng dụng cụ thể: 
 - An thai: Phụ nữ mang thai dễ có các triệu chứng khí huyết yếu kém, tâm tính không yên. Nên lấy một con cá chép nặng khoảng nửa cân, để cả vảy, mổ bỏ ruột, trộn thêm nửa lạng gạo nếp, ít vỏ quýt, gừng sống. Đổ tất cả vào nồi ninh chín, thêm ít muối, ăn 5-7 lần sẽ có hiệu quả.
 - Chữa nôn mửa: Phụ nữ thời kỳ đầu mang thai thường xuất hiện các triệu chứng nôn mửa, chóng mặt..., y học cổ truyền gọi là "nhiên thần ác trở" (triệu chứng xấu khi mang thai). Nguyên nhân là tỳ vị suy yếu, mạch đập mạnh... Lấy một con cá chép nặng khoảng 250 g, đánh vảy, mổ bỏ nội tạng, rửa sạch, cho thêm 6 g sa sâm đập nhỏ, 10 g gừng tươi thái mỏng. Bỏ cả hai thứ vào trong bụng cá, hầm chín, ăn trong ngày. 
 - Làm tăng lượng sữa: Sau khi sinh, nếu không có sữa hoặc ít sữa, có thể dùng một con cá chép nặng khoảng 250 g, một chân giò lợn (loại bé), 3 g thông thảo, hầm thật nhừ, ăn dần 1-2 ngày, sẽ có nhiều sữa. - Chữa bệnh ứ huyết: Phụ nữ sau khi sinh có thể bị chứng khí huyết ứ trệ, đau bụng dưới, máu xấu không kịp bài tiết ra ngoài... Nên lấy vảy cá chép tán nhỏ, cho vào ít nước, đun sôi, uống với ít rượu nếp.
 - Làm tăng công năng dạ dày: Dạ dày của phụ nữ sau khi sinh có thể thay đổi cường độ co bóp. Nên dùng một con cá chép nặng nửa cân, làm sạch vảy và ruột, cho vào nồi nấu canh. Khi cá chín nhừ, cho thêm ít gia vị, hồ tiêu, muối. Ăn cả nước và cái.
Cá chép là thực phẩm giàu dinh dưỡng có nhiều tác dụng nhưng chỉ tốt khi ăn uống đủ liều lượng.Trong thời kỳ mang thai việc đảm bảo dinh dưỡng cho thai phụ càng cần chú trọng.Cần có một chế độ dinh dưỡng hợp lý để đảm bảo sức khỏe cho bà mẹ cũng như sự phát triển toàn diện cho thai nhi.
 Biên soạn và st : Amigo 

Dinh dưỡng khi mang thai 3 tháng đầu

Dinh dưỡng trong 3 tháng đầu thai kỳ rất quan trọng bởi nó là cơ sở cho sự phát triển khỏe mạnh của thai nhi các giai đoạn sau, đồng thời cũng là lúc cơ thể mẹ biến đổi mạnh mẽ để chuẩn bị cho sự ra đời của đứa con mình. Có rất nhiều thắc mắc trong giai đoạn này, đặc biệt là vấn đề ăn uống dinh dưỡng, dưới đây là những thông tin cơ bản giúp cho các bà bầu có sự chuẩn bị tốt nhất về dinh dưỡng.





Ăn uống khi mang thai 3 tháng đầu

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, bữa ăn của bà mẹ cần có đủ 4 nhóm thực phẩm:
  • Nhóm chất bột gồm: gạo, mì, ngô, khoai, sắn…
  • Nhóm chất đạm gồm: thịt, cá, trứng, tôm cua, đậu đỗ…
  • Nhóm chất béo gồm: dầu, mỡ, vừng, lạc…
  • Nhóm vitamin chất khoáng và chất xơ gồm: rau xanh và quả chín.
Trong 3 tháng đầu, bạn chưa cần phải ăn uống tẩm bố quá nhiều mà chỉ cần đủ mức dinh dưỡng thông thường cộng với nâng cao các vi chất cho cơ thể:
  • Bổ sung cân đối chất bột, chất đạm và chất béo:
    • Đối với những người khỏe mạnh và đủ chất, có thể tăng khẩu phần ăn so với thông thường, nhưng chưa cần tăng quá nhiều.
    • Đối với những người gầy yếu, cần phải cố gắng ăn nhiều các chất bổ dưỡng, giàu đạm và protein để bù lại sự thiếu hụt của cơ thể.
  • Ăn những thực phẩm giàu chất xơ.
  • Uống nhiều nước, lượng nước cần thiết tối thiểu hàng ngày khoảng 1,5 lít.
  • Chia nhỏ khẩu phần ăn trong ngày thành nhiều bữa (6-8 bữa) để tránh hiện tượng nôn và buồn nôn do ốm nghén.
  • Bổ sung nhiều vitamin cần thiết cho cơ thể thông qua thức ăn hoặc thuốc bổ:
    • Canxi: bà bầu cần thêm 1000mg Canxi mỗi ngày, cần chọn những thực phẩm giàu canxi như sữa, trứng, váng sữa, sữa chua…
    • Axit folic: có vai trò rất quan trọng đối với hệ thần kinh của trẻ, có nhiều trong gan động vật, rau xanh thẫm, hoa lơ, đậu quả…
    • Sắt: tham gia quá trình tạo máu, vận chuyển oxy. Sắt có nhiều trong gan lợn gà, lòng đỏ trứng gà, thịt bò (hoặc các loại thịt đỏ), các loại rau củ quả như đậu đỗ…
    • Các vitamin: Vitamin A, C, D, K… đều rất cần thiết cho thai phụ và thai nhi. Cần bổ sung thông qua các loại thực phẩm tự nhiên mỗi ngày.
Ngoài ra, thai phụ có thể sử dụng thuốc bổ, các viên đa vitamin để bổ sung các vi chất cho cơ thể. Cần sử dụng với liều lượng hợp lý và có sự hướng dẫn của bác sĩ.
Những gì nên tránh?
  • Rượu, bia, cafe, chè… chứa chất cồn, caffein đều được khuyến cáo không nên sử dụng khi mang thai 3 tháng đầu.
  • Các loại nước giải khát công nghiệp, sôđa…
  • Các loại thức ăn, đồ uống ngọt, chứa nhiều đường dễ làm tăng nguy cơ tiểu đường
  • Tránh ăn mặn khi mang thai
  • Giảm bớt các loại gia vị như ớt, hạt tiêu, tỏi, giấm… đặc biệt là các loại gia vị cay.
  • Không ăn thức ăn sống, thức ăn gỏi hay đã để lâu
  • Không ăn các loại thực phẩm có thủy ngân như cá mập, cá kiếm, cá ngừ…
  • Hạn chế các thực phẩm quá nhiều chất béo và cholesterol.
  • Tránh đu đủ xanh, lô hội, nhãn, nhân sâm, dưa hấu ướp lạnh… hay một số loại thức ăn được khuyến cáo ít sử dụng
  • Tránh uống nước lạnh, ăn nhiều kem khi mang thai bởi dễ gây co thắt huyết mạch
Nguồn : st