Thứ Hai, 9 tháng 9, 2013

Không nên lạm dụng sữa cho bà bầu

Hiện nay các loại sữa dành cho bà bầu được quảng cáo và bán rầm rộ trên thị trường.Quảng cáo từ truyền hình tới báo chí...làm hấp dẫn chị em mang bầu, đặc biệt là chị em lần đầu mang thai, chưa có kinh nghiệm cũng như bị bội thực thông tin từ những kênh quảng cáo.
   Thực tế sữa cho bà bầu không hẳn tốt như vậy.Sữa cũng là môt loại thực phẩm nên cũng bị oxi hóa và vi khuẩn xâm lấn giống như các thực phẩm bình thường khác. Sữa bột tổng hợp cũng chỉ là một dạng bổ sung chất béo, đường, vi chất... nhưng cũng phải qua rất nhiều khâu tổng hợp không thể đảm bảo mức dinh dưỡng như ta tưởng tượng. Việc bổ sung dinh dưỡng cho bà bầu nên tập chung và các bữa ăn hàng ngày.Vừa đảm bảo được nguồn thực phẩm tươi, dinh dưỡng tin cậy, cũng tránh sử dụng và ăn quá nhiều chất béo, đường từ sữa và các chất bảo quản tất yếu khi chế biến sữa.Một vài lời khuyên Amigo tổng hợp và gửi đến bà bầu.

Bác sĩ Lê Quang Hào (Trung tâm tư vấn dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng Quốc gia) khuyến cáo: ‘Uống nhiều sữa bầu  không có lợi vì nhiều sữa có thể làm tăng tỷ lệ bé sơ sinh thừa cân. Khoảng 250ml sữa mỗi ngày là hợp lý. Nếu uống gấp đôi lượng trên (khoảng 500ml, tức là thêm một cốc sữa mỗi ngày) thì trọng lượng bé sơ sinh tăng thêm trung bình 41g..

Sữa ảnh hưởng trực tiếp tới bé đó việc thừa cân ở trẻ sơ sinh, những đứa trẻ sinh ra với thể trạng >3.8kg được đánh giá là thừa cân, tuy nhìn bụ bẫm nhưng thực tế những đứa trẻ đó có nguy cơ hạ đường huyết sau khi sinh (do nồng độ insulin của người mẹ rất cao và sau khi sinh thì bị tụt xuống nên hệ thống nội tiết của em bé chưa thích nghi kịp).
những triệu chứng như suy hô hấp , suy tim, suy tuần hoàn, hạ thân nhiệt là những biểu hiện dễ nhận thấy ở những bé bị thừa cân.

Nguy cơ khi các bé lớn lên sẽ mắc bệnh đái tháo đường là rất cao , cao gấp đôi so với các trẻ bình thường

Một vài lời khuyên cho bà bầu khi dùng sữa 


Nên thay đổi sữa bầu bằng sữa tươi , sữa chua


sữa tươi , sữa chua cũng có những tác dụng không thua kém sữa bầu , vì thế đôi khi các mẹ cũng nên thay đổi khẩu vị bằng những loại sữa chua , hoặc sữa tươi vừa giúp cho cơ thể khỏe mạnh , lại tốt cho đường tiêu hóa .
Sữa bầu rất nhiều chất dinh dưỡng , tuy nhiên có thể bổ xung các chất đó bằng các món ăn hàng ngày như tôm ,cua cá, hải sản, chất sắt ....

Sử dụng sản phẩm từ sữa 

Các mẹ có thể sử dụng các sản phẩm như phô mai, sữa chua để bổ sung thêm canxi cho cơ thể , tuy nhiên nên ăn phô mai với số lượng giới hạn bởi ăn nhiều dễ dẫn tới chứng táo bón.

Có thể sử dụng sữa tươi, hoặc sữa đậu nành thay cho sữa bà bầu

Nếu cứ uống sữa bị đau bụng, tiêu chảy… thì có thể mẹ bầu đang bị bất dung nạp lactose có trong sữa. Càng cố uống thì tình hình càng tệ hơn. Trường hợp này, mẹ bầu nên hỏi ý kiến bác sĩ thật cẩn thận. Mẹ bầu cũng có thể chọn loại sữa không có lactose (lactose free milk)

Giảm đau lưng cho mẹ mang thai và sau khi sinh con

Trong thai kỳ của mình, có đến khoảng một nửa các bà mẹ mang thai bị đau lưng vào một thời điểm nào đó. Triệu chứng này mặc dù rất bình thường và phổ biến nhưng vẫn có cách để mẹ vượt qua, thậm chí là ngăn chặn nó ngay từ đầu.

Đau lưng là triệu chứng rất phổ biến ở bà mẹ mang thai và sau khi sinh. 

Nguyên nhân gây đau lưng ở thai phụ

Chứng đau lưng trong thai kỳ có thể có nhiều mức độ khác nhau, từ đau nhẹ cho đến nghiêm trọng. Nó gây nên bởi sự kết hợp của những nguyên nhân sau:

- Trong lượng của em bé đang lớn lên trong bụng mẹ;

- Tác động của hormone thai kỳ làm lỏng dây chằng ở các khớp lưng và xương chậu;

- Sự thay đổi tư thế khi bạn mang thai.

Những cách vượt qua chứng đau lưng thai kỳ

- Tránh gập người về trước; nếu bạn cần nhặt thứ gì lên, hãy khuỵu gối để ngồi xuống. Khi cần nâng đồ vật lên cũng vậy, hãy khuỵu gối để hạ người xuống, giữ cho phần lưng và cổ luôn thẳng đứng. Tránh nâng vật nặng trong suốt thai kỳ;

- Cố gắng chỉ làm việc nhà (là/ ủi quần áo, cắt gọt rau củ...) trong tư thế ngồi;

- Luôn đi giày đế thấp;

- Không bao giờ ngồi chúi về phía trước và ngồi men ở thành ghế; luôn đặt đệm sau lưng và ngồi sát vào lưng ghế;

- Đảm bảo là nệm giường của bạn thoải mái và quan trọng nhất là đủ cứng;

- Tập các bài tập nhẹ nhàng cho lưng có thể giúp giảm đau hiệu quả (tham khảo bài tập mẫu ở phần tiếp theo);

- Nâng đỡ bụng với một chiếc gối khi nằm để trọng lực không đè lên vùng lưng dưới của bạn;

- Khi ngồi dậy từ tư thế nằm, hãy trở người sang bên và bắt đầu ngồi dậy từ tư thế nghiêng;

- Nếu bạn quá đau, hãy nhờ bác sĩ sản khoa giới thiệu cho bạn một chuyên gia vật lý trị liệu.

Bài tập giảm đau lưng cho bà bầu


Dưới đây là những bài tập thể dục đơn giản giúp lưng khỏe và giảm thiểu các cơn đau. Các bài tập này an toàn cho thai phụ nhưng bạn vẫn nên hỏi ý kiến bác sĩ nếu bạn có bệnh sử về chứng đau lưng:

Xoay hông

1. Đứng trên sàn, lưng thẳng, đầu gối hơi cong, hai chân tách rời.

2. Xoay hông nhẹ nhàng về phía trước mặt, đồng thời xiết cơ mông. Thư giãn. Lập lại 12 lần mỗi ngày.

Mẹo: Cho đến khi bạn quen với động tác xoay, hãy giữ một tay trên bụng và tay còn lại dưới mông để hỗ trợ.

Con mèo

Đau lưng vào cuối thai kỳ có thể là do em bé trong bụng bạn đang ở ngôi sau (tức lưng bé xoay về phía lưng bạn). Động tác Con mèo sẽ giúp bạn giảm đau và có thể giúp bé xoay trở lại ngôi trước - ngôi thuận lý tưởng cho việc sinh nở.

1. Tư thế quỳ bò trên tứ chi, tay rộng bằng vai, gò lưng, co cơ bụng vào và gập đầu vào ngực.

2. Từ tốn và trong khả năng kiểm soát, thả lỏng lưng (nhưng không để bụng bạn võng xuống) và ngước đầu nhìn lên trần nhà.

3. Chậm rãi trở lại tư thế ban đầu và lặp lại 10 lần.

Sau khi sinh

Một số bà mẹ chỉ bắt đầu đau lưng sau khi sinh bé, hoặc cơn đau lưng thai kỳ trở nên tồi tệ hơn sau khi sinh. Hormone thai kỳ gây nhược cơ vẫn tồn tại trong cơ thể mẹ đến khoảng 2 tháng sau khi sinh, nên bạn có thể vẫn sẽ phải chịu đựng cả khi đã vượt qua thai kỳ. Vậy bạn có thể làm gì?

- Chọn mua hoặc đặt thiết kế bàn thay tã và bệ tắm cho bé sao cho bạn không phải cúi xuống hoặc khom lưng khi thao tác. Bạn có thể nhờ mẹ của mình hoặc hộ lý trợ giúp việc này trong 1-2 tháng đầu sau sinh nếu không thể đáp ứng được điều kiện về tư thế trong khi bản thân đang bị đau lưng.

- Khi cho con bú, bạn nên ngồi trên ghế có lưng tựa thẳng (hoặc đặt đệm tựa lưng) và đặt trọn bàn chân trên sàn; cũng hãy dùng gối tựa cho bé để mẹ không phải chịu toàn bộ trọng lượng của bé trên tay.

- Khi thực hiện các thao tác nhấc bé lên và đặt bé xuống, bạn hãy bế bé sát vào người mình, giữ thẳng lưng, cổ và khuỵu gối xuống.
Mai Nguyên (st)
theo: webtretho.com