Thứ Ba, 16 tháng 7, 2013

Dùng thuốc đúng cách khi mang thai

Uống thuốc trong thời kỳ mang thai đều được bác sĩ khuyến cáo là không nên để đảm bảo sự phát tốt nhất cho thai nhi, vì trong thuốc có nồng độ chất hóa học nhất định vừa có tác dụng kháng bệnh nhưng đồng thời cũng sinh ra các ức chế và phản ứng đối với cơ thể người bệnh.Nhưng nếu không uống thuốc trong một số trường hợp sẽ gây nguy hiểm cho cả bà mẹ và thai nhi.Vậy uống thuốc - dùng thuốc đúng cách khi mang thai ở đây là gi ?


- Dùng các phương pháp tự nhiên 

Phương pháp tự nhiên - không dùng thuốc.Khi bạn gặp phải vấn đề về sức khỏe các dấu hiệu khi thai nghén buồn nôn - nôn mửa.Việc có thể làm là chia bữa ăn hàng ngày làm nhiều lần.Mỗi lần ăn 1 chút, và ăn các món đơn giản không gây khó chịu và buồn nôn cho bạn.Khi bị cúm uống thuốc tây gần như là không thể và nên tránh, bạn có thể dùng các gia vị sẵn có trong bếp như tỏi,hành,tía tô... để trị cúm.

Tỏi trị cúm cho tốt cho phụ nữ mang thai 

Trong tỏi có chứa thành phần chất kháng sinh Allincin, giúp chống lại các virus gây bệnh. Tinh dầu tỏi giàu Glucogen và Aliin, Fitonxit, có công cụ diệt khuẩn, sát trùng, chống viêm nhiễm. Ngoài ra, tỏi cũng rất giàu vitamin và các khoáng chất, rất tốt cho bà bầu. Nếu muốn tác dụng nhanh hơn, bạn có thể giã tỏi uống với nước. Nếu không quen ăn tỏi sống, bạn có thể ăn giấm tỏi để phòng chống cúm.

- Kinh giới, tía tô: 

Đây là hai vị thuốc chữa cảm mạo phong hàn, có vị cay tính ấm, trị đau nặng đầu, sưng họng, buồn nôn do lạnh. Tía tô cũng là một vị thuốc dùng an thai (dân gian thường dùng tô ngạnh – Phần cành có phân nhánh của cây tía tô để chữa động thai). Bài thuốc chữa cảm mạo bằng tía tô cho người mang thai rất đơn giản, chỉ cần cho kinh giới, tía tô mỗi thứ một nắm, đổ hai bát nước vào sắc đến khi chỉ còn một bát nước thì đem uống khi còn ấm. (Lưu ý: khi sắc nên đậy kĩ, đun lửa to để tinh dầu không bị bay đi nhiều). Sau khi uống nên ăn thêm một bát cháo trứng gà và nằm đắp chăn ấm.

- Hành:

 Đây cũng là một món ăn có tính sát khuẩn mạnh giúp trị cảm cúm hiệu quả. Hành cũng là một vị thuốc chống động thai (Lấy 60g hành tươi sắc kỹ cùng với một bát nước, lọc bỏ bã rồi uống). Bài thuốc chữa cúm đơn giản nhất từ hành là nấu cháo gạo tẻ, cho thêm nhiều hành, ăn lúc còn nóng rồi đắp chăn ấm để mồ hôi ra dâm dấp là được. Bạn cũng có thể cho hành vào cháo trứng gà và kết hợp với bài thuốc từ kinh giới, tía tô kể trên.

Một số bệnh thường gặp và thuốc cần tránh khi mang thai :

Cảm lạnh

Nhiều liều thuốc chữa cảm lạnh có chứa các chất làm thông mũi như phenylephrine và pseudoephedrine có thể làm cho các mạch máu co thắt (hiện tượng co mạch) và không thích hợp cho phụ nữ có thai. Các loại thuốc nhỏ mũi có chứa ephedrine hay phenylephrine chỉ nên dùng trong một thời gian ngắn, và bảo đảm là bạn không dùng quá lượng được kê đơn. Bạn cũng cần tránh loại thuốc xịt có chứa antihistamine azelastine.
Lời khuyên: Hãy dùng paracetamol, xì mũi thường xuyên và dùng nước muối nhỏ mũi để thông mũi.

Ho

Một cơn ho có thể đặc biệt khó chịu, nhất là trong vài tuần cuối của thai kỳ. Thuốc trị ho với các chất chiết xuất từ thuốc phiện (như codeine hay dextromethorphan) có thể dùng với điều kiện bạn chỉ dùng đúng lượng được kê đơn. Tuy nhiên, bạn không nên dùng chúng trong khoảng thời gian vài ngày trước ngày sinh bởi vì chúng có thể tạo ra ảnh hưởng an thần lên em bé. Bạn nên tránh sử dụng các thuốc chứa cùng lúc vài thành phần chủ động.

Táo bón

Hãy bắt đầu bằng cách làm theo một vài quy tắc ăn kiêng đơn giản: ăn ít một và thường xuyên (uống nhiều, ăn các loại thức ăn giàu chất xơ như bánh mì, gạo nguyên cám, v.v…) và tránh đứng hoặc ngồi quá lâu. Các bài tập nhẹ nhàng hàng ngày có thể giúp ích bởi chúng kích thích hệ tiêu hóa làm việc tích cực hơn.
Có một số loại thuốc nhuận trường nhẹ có thể an toàn cho phụ nữ mang thai. Hãy nhớ hỏi ý kiến bác sĩ để nhận được lời khuyên.