Thứ Ba, 16 tháng 7, 2013

Dùng thuốc đúng cách khi mang thai

Uống thuốc trong thời kỳ mang thai đều được bác sĩ khuyến cáo là không nên để đảm bảo sự phát tốt nhất cho thai nhi, vì trong thuốc có nồng độ chất hóa học nhất định vừa có tác dụng kháng bệnh nhưng đồng thời cũng sinh ra các ức chế và phản ứng đối với cơ thể người bệnh.Nhưng nếu không uống thuốc trong một số trường hợp sẽ gây nguy hiểm cho cả bà mẹ và thai nhi.Vậy uống thuốc - dùng thuốc đúng cách khi mang thai ở đây là gi ?


- Dùng các phương pháp tự nhiên 

Phương pháp tự nhiên - không dùng thuốc.Khi bạn gặp phải vấn đề về sức khỏe các dấu hiệu khi thai nghén buồn nôn - nôn mửa.Việc có thể làm là chia bữa ăn hàng ngày làm nhiều lần.Mỗi lần ăn 1 chút, và ăn các món đơn giản không gây khó chịu và buồn nôn cho bạn.Khi bị cúm uống thuốc tây gần như là không thể và nên tránh, bạn có thể dùng các gia vị sẵn có trong bếp như tỏi,hành,tía tô... để trị cúm.

Tỏi trị cúm cho tốt cho phụ nữ mang thai 

Trong tỏi có chứa thành phần chất kháng sinh Allincin, giúp chống lại các virus gây bệnh. Tinh dầu tỏi giàu Glucogen và Aliin, Fitonxit, có công cụ diệt khuẩn, sát trùng, chống viêm nhiễm. Ngoài ra, tỏi cũng rất giàu vitamin và các khoáng chất, rất tốt cho bà bầu. Nếu muốn tác dụng nhanh hơn, bạn có thể giã tỏi uống với nước. Nếu không quen ăn tỏi sống, bạn có thể ăn giấm tỏi để phòng chống cúm.

- Kinh giới, tía tô: 

Đây là hai vị thuốc chữa cảm mạo phong hàn, có vị cay tính ấm, trị đau nặng đầu, sưng họng, buồn nôn do lạnh. Tía tô cũng là một vị thuốc dùng an thai (dân gian thường dùng tô ngạnh – Phần cành có phân nhánh của cây tía tô để chữa động thai). Bài thuốc chữa cảm mạo bằng tía tô cho người mang thai rất đơn giản, chỉ cần cho kinh giới, tía tô mỗi thứ một nắm, đổ hai bát nước vào sắc đến khi chỉ còn một bát nước thì đem uống khi còn ấm. (Lưu ý: khi sắc nên đậy kĩ, đun lửa to để tinh dầu không bị bay đi nhiều). Sau khi uống nên ăn thêm một bát cháo trứng gà và nằm đắp chăn ấm.

- Hành:

 Đây cũng là một món ăn có tính sát khuẩn mạnh giúp trị cảm cúm hiệu quả. Hành cũng là một vị thuốc chống động thai (Lấy 60g hành tươi sắc kỹ cùng với một bát nước, lọc bỏ bã rồi uống). Bài thuốc chữa cúm đơn giản nhất từ hành là nấu cháo gạo tẻ, cho thêm nhiều hành, ăn lúc còn nóng rồi đắp chăn ấm để mồ hôi ra dâm dấp là được. Bạn cũng có thể cho hành vào cháo trứng gà và kết hợp với bài thuốc từ kinh giới, tía tô kể trên.

Một số bệnh thường gặp và thuốc cần tránh khi mang thai :

Cảm lạnh

Nhiều liều thuốc chữa cảm lạnh có chứa các chất làm thông mũi như phenylephrine và pseudoephedrine có thể làm cho các mạch máu co thắt (hiện tượng co mạch) và không thích hợp cho phụ nữ có thai. Các loại thuốc nhỏ mũi có chứa ephedrine hay phenylephrine chỉ nên dùng trong một thời gian ngắn, và bảo đảm là bạn không dùng quá lượng được kê đơn. Bạn cũng cần tránh loại thuốc xịt có chứa antihistamine azelastine.
Lời khuyên: Hãy dùng paracetamol, xì mũi thường xuyên và dùng nước muối nhỏ mũi để thông mũi.

Ho

Một cơn ho có thể đặc biệt khó chịu, nhất là trong vài tuần cuối của thai kỳ. Thuốc trị ho với các chất chiết xuất từ thuốc phiện (như codeine hay dextromethorphan) có thể dùng với điều kiện bạn chỉ dùng đúng lượng được kê đơn. Tuy nhiên, bạn không nên dùng chúng trong khoảng thời gian vài ngày trước ngày sinh bởi vì chúng có thể tạo ra ảnh hưởng an thần lên em bé. Bạn nên tránh sử dụng các thuốc chứa cùng lúc vài thành phần chủ động.

Táo bón

Hãy bắt đầu bằng cách làm theo một vài quy tắc ăn kiêng đơn giản: ăn ít một và thường xuyên (uống nhiều, ăn các loại thức ăn giàu chất xơ như bánh mì, gạo nguyên cám, v.v…) và tránh đứng hoặc ngồi quá lâu. Các bài tập nhẹ nhàng hàng ngày có thể giúp ích bởi chúng kích thích hệ tiêu hóa làm việc tích cực hơn.
Có một số loại thuốc nhuận trường nhẹ có thể an toàn cho phụ nữ mang thai. Hãy nhớ hỏi ý kiến bác sĩ để nhận được lời khuyên.

Chủ Nhật, 14 tháng 7, 2013

8 rắc rối của cơ thể biểu hiện trong 3 tháng giữa thai kỳ

Sau thời kỳ đầu mang thai là giai đoạn giữa thai kỳ.Thời kỳ này là khoảng thời gian dễ chịu nhất so với thời gian đầu (ốm nghén, mệt mỏi) và thời gian cuối (nặng nề khó đi lại di chuyển, tăng áp lực nên cơ thể).Tuy nhiên cơ thể bà bầu vẫn gặp phải rắc rối và biểu hiện là những khó chịu nhỏ khi đang ở giữa thai kỳ.Đó là những biểu hiện sinh lý hoàn toàn bình thường mà bà bầu nào cũng có thể gặp phải.Cùng Amigo tìm hiểu và khắc phục cũng như yên tâm hơn rằng bạn hoàn toàn khỏe mạnh.
Những rắc rối của quá trình mang thai như táo bón, chóng mặt, nhiễm trùng đường tiểu… có thể sẽ xảy ra đối với một số bà bầu ở 3 tháng giữa - là khoảng thời gian từ tuần thứ 12 đến tuần thứ 26 của thai kỳ.

1. Mệt mỏi giữa thai kỳ :

Mặc dù 3 tháng giữa thai kỳ được coi là quãng thời gian dễ chịu nhất trong suốt quá trình mang thai nhưng đôi lúc vẫn khiến bạn mệt mỏi.

Những cơn mệt mỏi ở giai đoạn này thường xuất hiện vào buổi chiều sau một ngày làm việc dài. Nếu ở trên cơ quan, mẹ bầu có thể nghỉ một lát và ăn một chút hoa quả cũng như đứng lên đi lại vài vòng. Còn nếu đang ở nhà, bạn có thể ngủ một giấc ngủ ngắn lúc xế chiều.

Yoga dành cho bà bầu có thể giúp bạn khắc phục mệt mỏi, lại làm chắc khỏe các dây chằng xung quanh xương chậu. Điều này khiến cơn chuyển dạ dễ dàng hơn.

Nếu bạn thường xuyên cảm thấy không khỏe thì đến gặp bác sĩ là lựa chọn tốt nhất cho mẹ bầu trong trường hợp này.


2. Khó thở giữa thai kỳ

Đến 3 tháng giữa của thai kỳ, không ít thai phụ gặp trục trặc trong quá trình hô hấp. Họ cảm thấy tự nhiên khó thở, có thể kèm theo các triệu chứng khác như tim đập nhanh, chân tay run rẩy, cơ thể mệt mỏi…

Nguyên nhân của tình trạng khó thở là do trong giai đoạn thai nghén, người mẹ cần nhiều oxy hơn và thở nhanh là một trong những cách để lấy oxy vào cơ thể.

Hormone progesterone tăng lên, ảnh hưởng trực tiếp đến phổi, kích thích trung tâm điều khiển hô hấp trên não. Kết quả, nhịp thở trở nên khó khăn và gấp gáp hơn. Bên cạnh đó, việc bào thai lớn lên gây sức ép lên lồng ngực và phổi khiến bạn khó thở nhiều hơn.

Tình trạng khó thở và thở gấp khi mang thai phần lớn là bình thường và không gây hại. Mẹ bầu nên tăng cường nghỉ ngơi, khi ngồi thì nên ngồi thẳng và giữ cho vùng lưng được thẳng khi ngồi để phổi có khoảng không dễ dàng khi tiếp nhận oxy.

Ngay cả khi đứng, bạn cũng nên giữ vùng lưng được thẳng. Cong người lại sẽ khiến bạn khó thở hơn. Khi ngủ, có thể kê vài chiếc gối nhỏ ở phần thân trên để tránh áp lực của thai nhi chèn lên phổi.

3. Vụng về giữa thai kỳ

Khi mang thai, nhiều mẹ bầu thấy sự khéo léo thường ngày của mình dường như bay đi đâu mất. Bụng bầu to lên khiến bạn dễ mất thăng bằng, dẫn tới vấp, ngã. Để khắc phục, mẹ bầu cần tránh đi lại trên sàn trơn, nên đi giày (dép) phù hợp.

Phần lớn các trường hợp lóng ngóng khi mang thai là bình thường, do thay đổi ở thể chất người mẹ. Ngoài ra, hội chứng ống cổ tay có thể gây đau, tê ngón tay cũng làm bạn vụng về hơn thì mẹ bầu cần đi khám sớm.

7 rắc rối mẹ bầu gặp phải trong 3 tháng giữa thai kỳ 1
3 tháng giữa được coi là dễ chịu nhất trong thai kỳ, tuy nhiên mẹ bầu vẫn có thể gặp phải những rắc rối. (Ảnh minh họa)

4. Đau háng giữa thai kỳ

Những cơn đau nhói, ngắn sẽ xuất hiện ở khu vực này nhưng từ tuần 24 trở đi. Thông thường, cơn đau sẽ mạnh hơn khi đứng hoặc di chuyển. Nó cũng có thể xảy ra khi đi bộ, ho hoặc thay đổi tư thế (như vừa bước ra khỏi ôtô).

Có rất nhiều lý do gây nên những cơn đau bất thường này. Một trong số đó là vì dây chằng và các cơ tử cung đang giãn ra để tạo chỗ cho bào thai phát triển. Nhiều thai phụ thấy đau nhói, thường ở một bên háng.

Đau háng cũng có thể là triệu chứng của nhiễm trùng đường tiểu. Điều này phải được bác sĩ chẩn đoán và điều trị sớm.

Ngoài ra, đau háng cũng có thể là dấu hiệu thai ngoài tử cung (trứng đã thụ tinh thường làm tổ ở ống dẫn trứng), đặc biệt nếu kéo theo hiện tượng ra máu kéo dài. Hãy đi khám thường xuyên và tuân thủ chỉ dẫn từ bác sĩ.

5. Đau nhức giữa thai kỳ

Đau nhức có thể gia tăng khi thai nhi phát triển. Bạn có thể phải đối mặt với những cơn đau lưng dữ dội. Yoga và tư thế ngồi đúng sẽ giúp bạn hạn chế cơn đau lưng.

Bạn cũng có thể bị phù, khó chịu ở chân và mắt cá chân. Khi ngồi xuống, hãy xoay bàn chân của bạn và tránh ngồi bắt chéo. Ngoài ra, hãy kê chân lên một cái bục khi ngồi.

6. Chóng mặt giữa thai kỳ

Vào lúc nào đó, bạn sẽ thấy bị chóng mặt nhất là khi nằm ngửa. Điều này là do trọng lượng của thai ép lên các tĩnh mạch mang máu từ phần dưới cơ thể quay lại tim. Nguy hiểm lớn nhất của chóng mặt là làm bạn bị ngất.

Để tránh chóng mặt, nên hạn chế nằm ngửa trong quý II-III. Thay vào đó, hãy nằm nghiêng về bên trái hoặc kê một chiếc gối phía hông khi bạn nằm nghiêng.

Lượng đường trong máu hạ cũng có thể gây nên chóng mặt. Bạn nên duy trì đồ ăn nhẹ giữa các bữa ăn để cân bằng lượng đường trong máu. Nếu thấy hoa mắt, bạn cần ngồi xuống và ăn một chút. Chuối là thức ăn nhanh tuyệt vời vì nó cung cấp năng lượng nhanh; đồng thời, chuối còn giàu kali, giúp giảm sưng phù.

Hãy uống đủ nước vì thiếu nước sẽ làm bạn chóng mặt.

7. Rạn da giữa thai kỳ

Khi thai nhi lớn lên, thai phụ thấy da bị căng và xuất hiện vết rạn ở ngực và bụng. Bạn đừng quá lo lắng vì rạn da là điều bình thường, có thể mờ dần và mất hẳn sau một thời gian. Cách tốt nhất để phòng tránh và hạn chế rạn da là giữ cho cơ thể không bị mất nước và giữ ẩm cho da bằng một loại kem an toàn.

8. Táo bón giữa thai kỳ

Nhiều thai phụ bị táo bón trong 3 tháng giữa thai kỳ. Để tránh táo bón, mẹ bầu hãy uống nhiều chất lỏng và dùng các thực phẩm giàu chất xơ. Ngồi nhiều cũng khiến bạn bị táo bón, vì vậy nên di chuyển thường xuyên hơn.

Thứ Ba, 9 tháng 7, 2013

Cảm nang bà bầu tháng thứ 4.Dinh dưỡng cho mẹ và sự phát triển của bé

Tháng thứ 4 bắt đầu giai đoạn 3 tháng giữa thai kỳ,thời điểm này những biểu hiện ốm nghén của thai phụ cũng ổn định.Thai nhi phát triển nhanh hơn,nên việc bổ sung dinh dưỡng cũng như chú ý đến sự phát triên của cân năng thai phụ rất quan trọng.

1.Em bé phát triển như thế nào?

Thời gian này em bé tăng trưởng rất nhanh thậm chí là nhảy vọt trong giai đoạn này.
 Trong vài tuần tới đây, bé sẽ tăng gấp đôi trọng lượng và dài thêm chục cm nữa. Lúc này, bé to cỡ một quả bơ: hơn 11cm (đầu đến mông) và nặng gần 100g rồi. Đôi chân của bé phát triển đáng kể, đầu cũng đã đứng thẳng hơn, và mắt đã chuyển đến gần nhau ở phía trước đầu. Đôi tai của bé cũng đã gần như ở đúng chỗ của mình. Cấu trúc da đầu đã bắt đầu hình thành, mặc dù các nang tóc chưa thể nhận ra được. Bé thậm chí cũng đã bắt đầu mọc móng chân. Và khá nhiều thay đổi cũng đang diễn ra bên trong, tim bé hiện tại bơm khoảng hơn 25 lít máu mỗi ngày và lượng máu sẽ tiếp tục tăng khi cơ thể bé tiếp tục lớn lên.

 2.Cuộc sống của mẹ thay đổi như thế nào?

Đỉnh tử cung của mẹ đang ở khoảng giữa xương mu và rốn, và các dây chằng xung quanh hỗ trợ cho nó đang dày lên và căng ra khi tử cung tăng trưởng. Mẹ hẳn sẽ cảm thấy khá hơn nhiều và lúc này khi mẹ sẽ ít buồn nôn hơn, tâm trạng ổn định hơn và làn da rạng rỡ hơn.
Chẳng bao lâu nữa mẹ sẽ trải nghiệm được khoảnh khắc tuyệt vời nhất của thai kỳ – cảm giác thai máy. Một số bà mẹ nhận thấy thai máy sớm hơn ở tuần thứ 15, trong khi nhiều bà mẹ khác phải đến tuần 17 mới có thể cảm nhận được cử động của con hoặc hơn nữa. (Và nếu đây là bé đầu lòng của mẹ, hãy kiên nhẫn vì mẹ có thể không nhận ra bé cử động cho đến tuần 19 hoặc hơn nữa.) Những cử động sớm nhất có thể cảm thấy như một nhịp đập nhỏ, bóng khí, hoặc thậm chí giống bắp nổ. Vào những tuần tiếp theo, những cử động này sẽ mạnh dần và mẹ có thể cảm thấy chúng nhiều và thường xuyên hơn.
Về tăng cân ở bà bầu :
Nếu bà bầu có cân nặng trung bình, hãy nhắm mức tăng cân trong khoảng 5.5 – 6.3 kg trong tam cá nguyệt này (trong tổng 11-16kg cả thai kỳ). Bác sĩ hoặc điều dưỡng có thể khuyên bà bầu nên tăng nhiều hoặc ít hơn một chút nếu bài bầu hơi thừa hoặc thiếu cân khi bắt đầu có thai.

Dinh dưỡng cho bà bầu khi mang thai ở tháng thứ 4:


Ở tháng thư 4 sự tăng trưởng của thai nhi nhảy vót so với giai đoạn trước.Nên mức độ dinh dưỡng cũng như thực phẩm mỗi ngày đưa vào cơ thể mẹ cần đảm bảo cả chất và lượng.
Thời kỳ này bà bầu  nên ăn làm nhiều bữa. Và lưu ý không nên nhai lệch về một bên hàm và nhai kĩ rồi mới nuốt. Không nên ăn những loại thức ăn chứa các chất kích thích như: rượu, bia... và không hút thuốc lá. Nên ăn những loại thức ăn có chứa nhiều vitamin.
Ở tháng thứ 4, thai nhi đã phát triển đầy đủ các bộ phận trên cơ thế và thông qua hình ảnh siêu âm, chúng ta có thể xác định được giới tính và đo được nhịp tim của bé.
Kể từ giai đoạn này trở đi, khi ăn uống bà bầu cần chú ý: không cần ăn uống quá nhiều, nhưng dinh dưỡng phải cân bằng như: protein, hydratcacbon, chất béo, chất vô cơ, vitamin, chất xơ…
- Vitamin A: Có trong trứng, sữa, tôm, cá, gan các loài động vật. Các loại rau quả có màu đậm (như rau ngót, rau muống, rau dền, rau đay, rau khoai loang, cần ta, gấc, cà rốt, bí đỏ, đu đủ, xoài, củ khoai lang nghệ...) có nhiều caroten, khi vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành vitamin A.
- Vitamin B1: Có nhiều trong ngũ cốc và các loại đậu (hạt) như gạo, bột mì, bột đậu xanh...
- Vitamin B2: Hạt ngũ cốc toàn phần, thức ăn có nguồn gốc động vật.
- Vitamin B6: có nhiều trong gan bê, ruốc thịt, thịt gà, ngô...
- Vitamin B9 (hay còn gọi là axit  folic) có nhiều trong măng tây, rau xanh, gan, thịt gà, trứng.
- Vitamin PP: Lạc, vừng, đậu các loại, rau ngót, giá đậu xanh, cải xanh, rau dền đỏ, rau bí, thịt, cá, tôm, cua, ếch.
- Vitamin B12: Pho mát làm từ thịt dê và thịt cừu, cá, quả hạnh nhân, cải xoong, dưa bắp cải, sữa tươi, sữa bột, sữa chua, sữa đậu nành, nước khoáng...
- Vitamin C:  Rau xanh (rau muống, rau ngót, bắp cải, cải xoong), quả chín (cam, chanh, bưởi, xoài, ổi...), khoai tây, khoai lang, củ cải, hành tây, ớt ngọt, rau mùi, ...
- Vitamin D: Dầu gan cá, cá, gan, lòng đỏ trứng, thịt lợn, chất béo của sữa.
Vitamin E: Các loại dầu (dầu hướng dương, dầu lạc, dầu cọ...), rau dền, giá đậu, quả mơ, quả đào, gạo, ngô, lúa mì.
Trong bất cứ giai đoạn nào của thai kỳ thì việc đảm bảo sự phát triển ổn định của thai nhi cũng như sức khỏe của bà mẹ đều quan trọng.Tháng thứ 4 là thời điểm quan trọng và nhảy vọt về sự tăng trưởng của thai nhi,càng cần được lưu ý hơn.Thời kỳ này thai phụ cũng dần ổn định nên việc ăn uống cũng dễ dàng hơn.Hãy bắt đầu tìm cho mình những trang phục phù hợp và rỗng rãi hơn.Đảm bảo cho cơ thể bạn cũng như sự tăng kích thước thai nhi.
 st: Amigo 

Thứ Ba, 2 tháng 7, 2013

Mang thai tháng thứ 4 và thay đổi của cơ thể bà bầu


Tháng 4 bạn bắt đầu trông có vẻ mang bầu, bạn cũng cảm thấy con bạn cử động lần đầu tiên. Bụng bạn sẽ bắt đầu tròn hơn và eo của bạn sẽ to lên thấy rõ. Bạn có thể cảm thấy khó chịu khi mặc quần jean hoặc váy đầm. Tuy nhiên có lẽ vẫn còn quá sớm để bắt đầu mặc đồ bầu. Chỉ mặc áo, váy rộng rãi hơn và quần bằng vải bông hoặc bộ đồ liền quần.

Mặc dù bạn vẫn còn cảm thấy mệt mỏi vào buổi chiều, nhưng có thể bạn sẽ phấn chấn với nguồn năng lượng mới và những cảm giác mệt mỏi, buồn nôn sẽ biến mất. Bây giờ là lúc bắt đầu xem xét sự lên cân của bạn. Như vậy không có nghĩa là bạn cố hết sức giữ trọng lượng của bạn ở mức hiện giờ và ăn thức ăn ít calo điều này có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của bào thai. Ngược lại bạn phải ăn một cách hợp lý và tránh những thức ăn có nhiều calo và ít chất bổ, như bánh nướng, bích quy và kẹo.
thay đổi của bà bầu khi mang thai tháng thứ 4


 Một đường màu sẫm có thể xuất hiện ở dưới bụng của bạn từ rốn hoặc cao hơn tới vùng mu. Đừng lo lắng, đây là đường linea nigra, nó sẽ biến mất sau khi sinh. Có thể bạn cũng thấy những dấu hiệu đầu tiên của các vết rạn. Mặc dù chúng nhạt đi sau khi sinh nhưng tốt nhất là tránh nếu có thể.

Khi mang thai tháng thứ 4, thường sau tuần thứ 16 sự xuất hiện của colostrums (sữa non). Đó là thức ăn bổ dưỡng lý tưởng cho con bạn trong những ngày đầu tiên của cuộc sống. Bây giờ bạn nên chăm sóc ngực mỗi ngày.

Thời điểm thú vị nhất sẽ là khi bạn thật sự cảm thấy cử động của con bạn bên trong bạn. Điều này có thể xảy ra bất cứ lúc nào kể từ sau tuần thứ 16. Đầu tiên, cảm giác sẽ giống như là con bướm nhỏ đang vẫy cánh trong bụng bạn, nhưng chúng sẽ trở nên mạnh mẽ hơn rất nhanh chóng. Và bây giờ bạn có thể biết về cái cơ thể sống động bên trong bạn.

 Phát triển của con bạn khi mang thai tháng thứ 4

 Mặc dù con bạn chỉ nặng khoảng 150g, nó đang phát triển nhanh vào cuối tháng thứ 4. Trên đầu thai nhi có tóc, lông mày và mỗi ngày trông thai nhi giống con người hơn một chút. Lúc đó thai nhi được bao phủ bởi một đám tóc tươi tốt được gọi là lanugo. Trong miệng của bào thai, 2 nửa vòng miệng của thai nhi đã nối lại với nhau và những phần quan trọng nhất của xương đang phát triển để thay thế cho sụn trong bộ xương của thai nhi. Xương của bào thai không ngừng phát triển cho đến khi sinh. Mắt của thai nhi nhắm lại vì các mi mắt đã phát triển cùng với nhau trong suốt tháng thứ 3 và không mở nữa cho đến tháng thứ 7 của kỳ thai nghén.

Vào thời gian mang thai tháng thứ 4 con của bạn bắt đầu mút ngón tay cái. Đây là một trong những phản xạ sớm nhất và có lẽ đó là sự an ủi vào thời kỳ đầu này. Đứa bé đá chân trong dạ con, nó có thể nghe mạch đập của bạn, tiếng lào xào trong nhau và kể cả giọng của bạn. Vì như vậy sự tồn tại của bào thai không hoàn toàn yên lặng và bất động. Nó tồn tại trong môi trường chuyển động ồn ào tương đối
Theo chamsocmevabe

Thứ Hai, 1 tháng 7, 2013

6 dưỡng chất không thể thiếu trong thời kỳ mang thai

Để bảo dinh dưỡng cho cả mẹ và thai nhi trong thời kỳ mang thai ,thai phụ cần cân đối chế độ ăn với những thực phẩm phù hợp, đảm bảo các dưỡng chất cần thiết để sinh con khỏe mạnh, thông minh.

Theo Thạc sĩ, bác sĩ Trần Việt Cường, Trưởng khoa sản thường, Bệnh viện Nhân dân Gia Định (TP HCM), thời kỳ mang thai và hậu sản, nhu cầu muối khoáng, canxi, phốt pho và sắt đặc biệt tăng. Các thức ăn thông thường không cung cấp đủ dinh dưỡng nên sản phụ cần ăn thêm sữa, bơ, trứng, thịt, gan, các loại rau lá xanh đậm, cà chua, rau diếp… Chú ý cân đối bổ sung vitamin, các chất khoáng và các yếu tố vi lượng hợp lý.

dưỡng chất quan trọng cho mẹ mang thai


Nhu cầu tăng cường chất dinh dưỡng tăng nhiều trong thời kỳ mang thai bao gồm :

Canxi và phốt pho

Canxi giúp chắc xương, tạo răng. Nếu chế độ ăn thiếu canxi, người mẹ bị loãng xương, hư răng, con có thể bị mềm xương sọ, thóp rộng, cơn khóc tím tái do co thắt, có thể bị co giật do hạ canxi. Nhu cầu canxi và phốt pho là 1,5g một ngày, trong thời kỳ hậu sản có thể tăng lên 2g một ngày. Nhu cầu này ở phụ nữ không mang thai là 0,8g một ngày.

Để có đủ canxi, mỗi ngày cần bổ sung 1-2 ly sữa (khoảng 400ml), 100-200g cá, hải sản (nên ăn luôn vỏ, xương), cá hộp, hoặc 50g mè.

Acid folic

Acid folic cần thiết cho sự phát triển bình thường của cơ thể. Khi thiếu acid folic ở phụ nữ có thai dễ gây ra thiếu máu dinh dưỡng đại hồng cầu và gây dị tật ống thần kinh ở thai nhi. Nhu cầu acid folic ở phụ nữ mang thai cao hơn bình thường, cần 600 µg một ngày.

Acid folic có nhiều trong các loại rau có lá to, bắp cải, măng tây, bông cải xanh và trắng, cam, chuối, cật, trứng... Hiện nay sử dụng viên bổ sung acid folic cho phụ nữ mang thai 400 µg một ngày được áp dụng rộng rãi trên thế giới. Cần lưu ý phải uống bổ sung sớm ngay khi phát hiện có thai và liên tục đến tuần thứ 12.

Sắt

Sắt rất cần thiết cho cả mẹ lẫn con. Nhu cầu sắt của phụ nữ không mang thai là 15-16mg một ngày, tăng lên 20-30mg một ngày ở phụ nữ mang thai và trong thời kỳ hậu sản.

Thiếu máu dinh dưỡng là bệnh hay gặp ở phụ nữ có thai, đặc biệt là ở những người đẻ dày và ǎn uống thiếu thốn. Bệnh thiếu máu có ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khoẻ cả mẹ lẫn con. Người mẹ thiếu máu thường mệt mỏi, chóng mặt, khó thở khi gắng sức, khi đẻ có nhiều rủi ro. Tỷ lệ tử vong khi đẻ ở những người mẹ thiếu máu cao hơn hẳn ở bà mẹ bình thường. Thiếu máu cũng thường gây tình trạng đẻ non và tử vong sơ sinh cao. Thiếu máu dinh dưỡng ở trẻ sơ sinh thường là do mẹ bị thiếu sắt nên lượng sắt dự trữ của cơ thể trẻ thấp.

Sắt có nguồn gốc động vật dễ hấp thu hơn sắt có nguồn gốc thực vật. Các thức ǎn có nhiều chất sắt là các loại thịt có màu đỏ như thịt bò, phủ tạng như tim, gan, cật..., các loại đậu, các loại rau xanh như rau ngót, rau dền, rau khoai, rau bí, các loại đậu, mè... Một số thực phẩm chế biến sẵn được tăng cường sắt như bột dinh dưỡng, bột mì, nước mắm, mì tôm cũng là nguồn cung cấp sắt quan trọng trong phòng chống thiếu máu.

Ngay từ khi bắt đầu có thai, tất cả các bà mẹ nên uống viên sắt. Với loại viên có hàm lượng là 60mg sắt nguyên tố, mỗi ngày uống một viên giữa bữa ăn hoặc trước khi ngủ, không uống kèm với sữa, nước trà, cà phê. Uống liên tục trong suốt thời kỳ có thai đến một tháng sau khi sinh.

Để tǎng quá trình chuyển hoá và hấp thu sắt, cần tǎng cường vitamin C, do đó cần ǎn đủ rau xanh và quả chín.

Vitamin A

Cơ thể mẹ cần có một lượng vitamin A dự trữ đủ để cung cấp cho con và tăng sức đề kháng cho mẹ. Nhu cầu vitamin A của phụ nữ mang thai cao hơn so với bình thường, 800 µg một ngày. Tuy nhiên nếu phụ nữ mang thai tiêu thụ quá nhiều vitamin A có thể gây quái thai.

Vitamin A có nhiều trong các thực phẩm có nguồn gốc động vật như gan, lòng đỏ trứng, bơ, sữa, thịt… rau quả có màu xanh, màu vàng, đỏ.

Vitamin D

Vitamin D cần thiết cho sự hấp thu canxi và phốt pho, góp phần cấu tạo xương. Thiếu vitamin D sẽ dẫn tới nhuyễn xương, co giật do hạ canxi máu, loãng xương.

Nguồn cung cấp vitamin D quan trọng cho cơ thể là do sự tổng hợp trong da dưới tác dụng của của ánh sáng mặt trời. Thực phẩm có nguồn gốc động vật giàu vitamin D là gan, cá, trứng, bơ, sữa, các loại cá béo.

Vitamin B1

Nhu cầu vitamin B1 ở phụ nữ mang thai cần cung cấp đủ để phòng tránh bệnh tê phù. Nhu cầu này sẽ được đáp ứng khi sử dụng gạo không xay xát trắng quá, chế độ ăn nhiều hạt họ đậu. Những thực phẩm thiếu vitamin B1 là các loại đã qua chế biến ví dụ như gạo xát quá trắng, các loại ngũ cốc, dầu mỡ tinh chế và rượu. Thực phẩm giàu vitamin B1 là thịt lợn, các loại hạt đậu, rau, các loại sản phẩm từ nấm mốc, men, một số loài cá.

Iốt

Iốt có vai trò rất quan trọng đối với phụ nữ mang thai. Hậu quả nghiêm trọng nhất của thiếu iốt là ảnh hưởng đến sự phát triển của bào thai. Phụ nữ mang thai thiếu iốt có nguy cơ sảy thai, thai chết lưu, sinh non, trẻ sinh ra sẽ bị chậm phát triển trí tuệ do tổn thương não, cân nặng sơ sinh thấp, ngoài ra dễ bị các khuyết tật bẩm sinh như liệt tay chân, nói ngọng, điếc, câm, lé. Thiếu iốt dẫn đến tăng tỷ lệ tử vong chu sinh.

Thực phẩm giàu iốt là cá biển, rong biển. Sử dụng muối ăn có bổ sung iốt là giải pháp chính để phòng chống các rối loạn do thiếu hụt iốt. Nhu cầu iốt ở phụ nữ mang thai cần cao hơn bình thường, 200 µg một ngày.