Thứ Sáu, 28 tháng 6, 2013

9 điều cần nói KHÔNG với bà bầu

1. Rượu bia, thuốc lá

Hầu hết mọi người đều biết rượu và thuốc lá rất có hại cho mẹ bầu. Nhưng có thể bạn chưa biết, nếu bạn uống rượu, sức khỏe của em bé sẽ bị ảnh hưởng rất lớn, thậm chí bé còn gặp những vấn đề nguy hiểm trong suốt cuộc đời. Tránh sử dụng rượu, thuốc lá cũng như những nơi có khói thuốc chính là cách để bạn nói lời yêu với con bạn. Ngay cả với bia thì nồng độ cồn trong đó cũng không thể an toàn cho em bé được.
bà bầu

Hãy giữ cho tinh thần luôn luôn thoải mái.

2. Thức ăn nhanh

Có những mẹ bầu bỗng dưng trở thành fan của món gà rán ở tiệm. Món này quả thực rất hấp dẫn, đặc biệt với cái bụng lúc nào cũng có xu hướng cồn cào của các mẹ. Nhưng hãy hạn chế, nếu quá thèm, chỉ nên sử dụng món đó 1-2 lần/tuần. Sử dụng đồ ăn nhanh sẽ khiến bạn mất cân bằng độ dinh dưỡng, gây ảnh hưởng tới sức khỏe và tăng cân nhanh. Cách tốt nhất hãy tự nấu nướng ở nhà, và luôn chuẩn bị sẵn đồ ăn vặt là hoa quả tươi để đề phòng những lúc bạn thèm ăn.

3. Giày cao gót

Thực ra giày cao gót không quá ảnh hưởng tới sức khỏe của em bé. Một số mẹ bầu vẫn sử dụng giày kiểu này vì không muốn trông mình quá nặng nề. Tuy nhiên, bạn cần tính đến rủi ro khi đi giày cao gót, bởi nguy cơ té ngã sẽ xảy ra nhiều hơn, đặc biệt với đôi giày trên 5cm. Một đôi giày cao cũng có thể làm tăng nguy cơ sưng ngón và mắt cá chân và sẽ làm bạn cảm thấy đau nhóivùng hông, thắt lưng.

4. Cảm giác nóng nực

Khi mang thai, điều quan trọng là biết kiểm soát nhiệt độ cơ thể, tránh để rơi vào tình trạng quá nóng, bởi nó rất có hại cho em bé. Cũng cần bỏ thói quen ngâm mình trong bồn nước nóng hay nằm phơi mình ngoài bãi biển ngập nắng. Thay vào đó, nếu cảm thấy mỏi mệt, bạn chỉ cần ngâm bàn chân trong chậu nước nóng để làm dịu cơ thể.

5. Căng thẳng

Bà bầu ngày nay thường ít được nghỉ ngơi bởi công việc bận rộn, tuy nhiên, bạn cũng cần tránh áp lực, stress. Các nghiên cứu đã chứng minh mối liên kết giữa stress và các rối loạn bẩm sinh như chứng tự kỷ và tâm thần phân liệt giữa thai phụ và em bé trong bung. Cách tốt nhất là giữ cho tinh thần lạc quan, suy nghĩ tích cực và nhờ mọi người cùng san sẻ bớt công việc, bạn sẽ thấy thoải mái hơn.

6. Các loại thuốc

Bà bầu không nên tự ý sử dụng thuốc nếu không có chỉ định của bác sĩ. Với tiết trời thất thường ngày hè, nếu bạn bị cảm cúm, cảm lạnh, cách tốt nhất là nên tới khám bác sĩ để tìm ra cách điều trị. Các mẹ cũng có thể sử dụng các món ăn có nhiều tỏi trong thời gian này để phòng cảm cúm.

7. Cà phê

Thực tế cà phê không là chất cấm với thai phụ. Nhiều phụ nữ vẫn sử dụng cà phê đều đặn khi họ có bầu. Tuy nhiên, đây rõ ràng là món không bổ dưỡng cho em bé của bạn. Nếu bạn cảm thấy có thể sống thiếu cà phê, cách tốt nhất là hãy cắt giảm chúng trong thực đơn mỗi ngày.

8. Tập luyện nặng

Đừng nghĩ mang bầu là cớ để bạn hạn chế vận động, bởi tập luyện nhẹ nhàng sẽ tốt cho phụ nữ mang thai. Nhưng cần lưu ý tới các bài tập và có thể hỏi ý kiến chuyên gia. Các môn chạy bộ, nhảy dây rõ ràng sẽ không dành cho bạn, thay vào đó, hãy đạp xe, đi bộ hoặc bơi lội bởi đây là các bài tập giúp cho việc sinh nở dễ dàng hơn.

9. Mỹ phẩm, hóa chất

Những sản phẩm xịt tóc, sơn móng tay, sản phẩm tẩy rửa wc, sơn cửa đều rất có hại nếu bạn hít phải. Cách tốt nhất là hạn chế sử dụng mỹ phẩm trong thời gian này, thay vào đó bạn có thể chăm sóc da với các sản phẩm từ thiên nhiên. Đối với việc nhà, cách tốt nhất hãy nhờ ông xã nếu bạn muốn sơn cửa, sơn tường hay sử dụng các sản phẩm tẩy rửa.

Thứ Năm, 27 tháng 6, 2013

Nhóm thực phẩm "nguy hiểm" cần tránh trong 3 tháng đầu mang thai

Nhóm thực phẩm không nên ăn trong 3 tháng đầu mang thai .Vì sao không nên ăn rau ngót ,dứa ,nước dừa, măng và cà muối đầu thai kỳ ?

Ba tháng đầu tiên của thời kỳ mang thai là thời kỳ quan trọng nhất, dễ xảy ra các tai biến nhất vì đây là giai đoạn thai nhi đang dần dần hình thành trong cơ thể mẹ, cơ thể mẹ cũng đang có những thay đổi để phù hợp với thai kỳ, trong khi đó bản thân người mẹ cũng chưa có nhiều kinh nghiệm trong chăm sóc thai kỳ của mình, đặc biệt là ở những người mẹ lần đầu tiên mang thai. Vậy, trong ba tháng đầu bạn nên có những chú ý gì trong ăn uống, những thực phẩm nên "kiêng khem" không nên ăn  theo kinh nghiệm của người xưa cũng như khoa học ngày này.Amigo xin tổng hợp và giới thiệu bạn đọc trong bài viết này?

Nhóm thực phẩm nguy hiểm cần tránh :


1.Rau ngót 

Trong 3 tháng đầu bà bầu tuyệt đối không nên ăn rau ngót đặc biệt là rau ngót tươi.bồ ngót - rau ngót có nhiều lợi ích cho sức khoẻ (thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, tăng tiết nước bọt, hoạt huyết, tiêu ứ, bổ huyết, cầm máu, nhuận tràng, sát khuẩn, tiêu viêm, sinh cơ…) nhưng cũng có cảnh báo uống nhiều nước bồ ngót ở dạng lá tươi xay nhuyễn có thể dẫn đến một số phản ứng phụ như: gây co thắt cơ trơn tử cung gây sảy thai, bàng quang, ruột dẫn đến tiêu chảy, co thắt mạch máu gây đau nhức cơ, mất ngủ, nhức đầu, cao huyết áp, hoặc thiếu máu não ở người lớn tuổi.


ăn rau ngót dễ sảy thai

Cũng do những tính chất trên nên không được dùng bồ ngót tươi cho các trường hợp nhức nửa đầu, tăng huyết áp nội sọ, táo bón, ngủ gật ban ngày, bệnh phù niêm mạc do suy tuyến giáp, phụ nữ đang mang thai. Nguyên nhân của các hiện tượng này là trong bồ ngót tươi có chứa một chất có cấu trúc gần giống như papaverin (một alkaloid có trong á phiện). Dược thư Việt Nam 2002 ghi rõ “Không dùng papaverin cho người có thai”. Như vậy trong bồ ngót tươi có chứa một hàm lượng papaverin, nếu dùng trên 30g lá tươi thì dễ có nguy cơ sảy.

 2.Đu đủ xanh 

đu đủ xang và bà bầu

 Bác sĩ Hồ Ngọc Hồng, Trưởng khoa Nội 2, Viện Y Dược học dân tộc TP HCM, cho biết, một nghiên cứu của Viện Đại học Sussex (Anh) đã chứng minh tác động không có lợi của đu đủ đối với những phụ nữ đang muốn thụ thai. Thực phẩm này có tác dụng ức chế hoóc môn progesterone, làm ngăn cản quá trình thụ thai. Do đó, việc ăn đu đủ thường xuyên làm phụ nữ  khó mang bầu.

Ngoài ra, chất papain trong quả đu đủ xanh phá huỷ màng tế bào phôi thai, có thể dẫn đến sẩy thai. Do đó, các bà bầu nên tránh ăn đu đủ xanh

 3.Dứa

 Dứa được biết đến như một loại thực phẩm chức năng, hữu ích cho sức khỏe, có chứa nhiều vitamin A, C, mangan, kali, magiê… bảo vệ các mô khỏi quá trình oxy hóa dẫn đến stress. Nghiên cứu mới nhất cho thấy, bromelain trong dứa có tác dụng giảm hiện tượng sưng phù. Ăn dứa cũng có tác dụng giải khát, đẹp da, duy trì cân nặng.
 dứa cho bà bầu
Nhưng trong dứa  chứa nhiều enzyme bromelain, có tác dụng làm mềm khung xương chậu, nên khiến cho quá trình chuyển dạ dễ dàng hơn .Tuy nhiên, nhóm thai phụ mắc chứng bệnh về dạ dày, bị chấn thương liên quan đến gãy xương lại nên hạn chế ăn dứa. Bởi vì, dứa có tính axit mạnh nên ăn nhiều dễ gây tiêu chảy (nhất là khi ăn phải quả dứa còn xanh) hoặc ảnh hưởng đến sự phát triển của xương.

Bà bầu có thể bị dị ứng dứa. Đây là phản ứng của cơ thể với protein có trong dứa. Những biểu hiện của dị ứng dứa là: đau bụng, tiêu chảy, có thể xuất hiện ngứa toàn thân; bạn cũng có thể cảm thấy tê lưỡi, khó thở… Bác sĩ khuyến cáo, để tránh dị ứng dứa thì sau khi gọt vỏ, bạn nên cắt dứa thành từng miếng, ngâm nước muối nhạt 30 phút. Làm như vậy không chỉ tránh được hiện tượng rát lưỡi khi ăn dứa; mà còn giúp bạn thấy dứa có vị thơm, ngon hơn.
Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là chị em phải hoàn toàn "đoạn tuyệt" với dứa trong suốt thời kỳ mang thai. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, mẹ bầu chỉ cần kiêng ăn hoặc uống sinh tố dứa trong thời gian 3 tháng đầu thai kỳ. Sau khi đã qua giai đoạn nhạy cảm này, trong những giai đoạn bầu bí tiếp theo mẹ bầu vẫn có thể ăn một lượng vừa phải.
Nên để đảm bảo an toàn thai phụ không nên ăn dứa hoặc ăn vừa đủ cũng như tùy vào cơ địa và cơ thể mà có lựa chọn  hợp lý cho loại thực phẩm này.

4.Nước dừa 

nươc dừa mang thai

 Bà bầu mới mang thai không nên uống nước dừa, vì sao vậy? Theo GS.TSKH Bùi Quốc Châu, giám đốc Trung tâm Diện chẩn điều khiển liệu pháp và xoa bóp Việt Nam, trong nước dừa có chứa hàm lượng chất béo rất cao (2%) nên uống nhiều sẽ gây đầy bụng, khó tiêu. Trong 3 tháng đầu thai kỳ, bà bầu thường xuyên bị nôn ói, ốm nghén, uống loại nước này sẽ làm tình trạng bệnh thêm trầm trọng hơn.
Thêm vào đó, nước dừa nhất là dừa xiêm thuộc âm, tức là có tính giải nhiệt, làm mát, làm mềm yếu gân cơ, hạ huyết áp vì vậy nó không tốt tí nào cho mẹ bầu những tháng đầu.
Tuy nhiên sau thời kỳ 3 tháng đầu thì bạn có thể uống nước dừa.Loại nước được cho là thứ "nước vàng" cho bà bầu. 
Nước dừa cũng rất giàu axit lauric mà khi vào cơ thể sẽ được chuyển hoá thành monolaurin, có tác dụng chống lại các vi rút, vi khuẩn có lớp vỏ lipit; kháng nấm giúp bảo vệ cơ thể khỏi các bệnh viêm nhiễm và tăng cường hệ miễn dịch.Tuy nhiên, chị em chỉ nên uống 1 quả mỗi ngày và không nên uống buổi tối .

5.Măng

Mang có tốt cho bà bầ

 Măng ăn rất ngon,tuy nhiên trong măng có nhiều độc tố nên không tốt cho cơ thể đặc biệt là phụ nữ có thai, bởi vì phụ nữ có thai đã thường bị nhức, đau lưng trong măng có nhiều độc tố làm ra tăng những triệu chứng này cho bà bầu.Cụ thể măng tươi có chứa nhiều độc tố, đặc biệt là glucozit sinh acid xyanhydric. Khi gặp men tiêu hóa trong dạ dày, gặp chất chua, glucozit bị thủy phân và giải phóng acid xyanhydric (HCN). Chính acid này gây ngộ độc, nôn mửa, giống như khi bị ngộ độc sắn. Chính vì vậy, nhiều người khuyên bà bầu không nên ăn măng. Tuy nhiên, vấn đề trên chỉ xảy ra nếu bạn ăn với mức độ quá nhiều và thường xuyên. Lời khuyên của các chuyên gia dinh dưỡng là phụ nữ mang thai nên hạn chế ăn măng 1 tháng chỉ nên ăn 2 bữa với khoảng 200-300gam và nếu muốn ăn, chị em nên tự mua măng tươi về chế biến để đảm bảo an toàn vệ sinh. Cách chế biến măng tươi giảm độc tố là cho măng vào nồi luộc sôi kỹ 2-3 lần. Trong khi sôi bạn nhớ mở vung để độc tố bay ra. Sau đó mới chế biến món ăn. Cách làm này sẽ hạn chế được độc tố trong măng, giúp bà bầu ăn an toàn hơn 

 6.Cà muối


Câu nói: “Một quả cà bằng ba thang thuốc” nhắc nhở chúng ta nên thận trọng khi ăn uống.Đặc biệt với bà bầu trong đầu thai kỳ dễ bị nhiễm độc ,nôn mửa khó chịu cơ thể mệt mỏi càng không nên ăn cà (cà pháo, cà tím, cà bát.).Khi mang thai cơ thể của bà bầu nóng hơn rất nhiều so với người bình thường nên không nên ăn cà làm tăng tính nóng cho cơ thể.Ca muối là món ăn dễ ăn dễ vào cơm nhưng cần hạn chế và ăn vừa phải để đảm bảo cho sức khỏe bà bầu .

Trên đây chỉ là những tổng hợp mang tính tương đối về nhóm thực phẩm cần và nên tránh trong thời kỳ đầu mang thai.Mọi thông tin và đóng góp bạn đọc vui lòng comment phía dưới bài viết. Amigo sẽ trả lời bạn đọc và đồng thời hoàn thiện bài viết hơn nữa.
Biên tập và st : Amigo 



Thứ Tư, 26 tháng 6, 2013

Tìm hiểu về chất Lutein có nhiều trong lòng đỏ trứng



Lutein là một loại carotenoid, có nghĩa là màu, hoặc sắc tố tự nhiên, được tìm thấy trong các loại rau lá xanh như rau bina, cộng với nhiều loại trái cây và bắp. Lòng đỏ trứng cũng là nguồn lutein.
tim-hieu-Lutein

Lutein cung cấp hỗ trợ dinh dưỡng cho mắt và da của chúng ta - các cơ quan của cơ thể tiếp xúc trực tiếp với môi trường bên ngoài. Lutein đã được liên kết để thúc đẩy đôi mắt khỏe mạnh thông qua việc giảm nguy cơ thoái hóa điểm vàng. Nghiên cứu khác cho thấy rằng một hỗn hợp các chất dinh dưỡng, bao gồm lutein, có thể cung cấp bổ sung khả năng chống oxy hóa cho da, giúp chống lại thiệt hai bởi các gốc tự do.

Tại sao lutein lại quan trọng trong chế độ ăn uống của chúng ta ?

Lutein là một chất chống oxy hóa xuất hiện để đào thải hoặc làm giảm các gốc tự do nguy hại có mặt ở các bộ phận của cơ thể. Các gốc tự do là nguyên nhân gây ra hàng loạt các bệnh mãn tính. Lutein cũng lọc năng lượng cao, lutein cũng giúp lọc đi 90% các bước sóng màu xanh có năng lượng cao do các ánh sáng hữu hình và các quang phổ gây ra. Bước sóng màu xanh, cả trong ánh sáng trong nhà và ánh sáng mặt trời, được cho là gây oxy hóa và các gốc tự do gây thiệt hại trong các cơ quan nội tạng của cơ thể người khi tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng, chẳng hạn như là mắt và da. Ánh sáng màu xanh không giống như tia cực tím thường được biết đến với bước sóng A và bước sóng B của quang phổ không nhìn thấy.

Chúng ta cần bao nhiêu Lutein mỗi ngày?

Nghiên cứu cho thấy là chúng ta cần tối thiểu 6-10mg lutein mỗi ngày từ các loại rau xanh lá hay các nguồn thực phẩm khác để có một sức khỏe tốt từ lutein. Ngay cả khi bạn ăn uống cân bằng, bạn cần 1 bát rau chân vịt tươi để có thể có được 6mg lutein. Lutein cũng phổ biến rộng rãi trong một loạt các sản phẩm dinh dưỡng bổ sung, thực phẩm tăng cường hay các loại nước uống cho những người muốn bổ sung vào chế độ ăn uống giàu lutein của họ, giúp tốt hơn cho da và mắt. Chưa có báo cáo nào về sự tương tác giữa lutein và thuốc, nhưng để chắc chắn về sự tương tác giữa thuốc bạn đang dùng và lutein bổ sung, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

Lutein làm việc như thế nào trong cơ thể chúng ta?

Lutein là một hợp chất quan trọng trong cơ thể con người, nhưng cơ thể không thể tự tổng hợp lên lutein. Ăn các thức ăn có chứa nhiều lutein, bổ sung chế độ ăn uống có lutein là cách duy nhất cho cơ thể bạn có được lutein. Lutein có ở trong mắt, huyết thanh máu, da, cổ tử cung, não và vú. Bên trong mắt, lutein tập trung nhiều ở điểm vàng của võng mạc và phân tán với số lượng thấp hơn trong toàn bộ võng mạc và mắt.

Trong da, lutein được đưa vào lớp biểu bì ( lớp ngoài) và lớp hạ bì (lớp bên trong) cung cấp chất chống oxy hóa và các chức năng hấp thụ ánh sáng xanh trong suốt chiều sâu của da.

Lutein là an toàn khi ăn vào với số lượng hợp lý.

Lutein được đánh giá bới một cơ quan tổ chức quốc tế độc lập công nhận trên toàn thế giới để thiết lập sự an toàn của phụ gia thực phẩm. Tổ chức này được gọi là Ủy ban Chuyên gia về phụ gia thực phẩm ( JECFA) trực thuộc Tổ chức Y tế Thế giới / Liên Hiệp Quốc. JECFA xác định hàng ngày một lượng chấp nhận được (ADI) cấp cho lutein lên đến 2mg cho mỗi kg trọng lượng cơ thể, tương đương với khoảng 140mg lutein mỗi ngày cho một người cân nặng 70kg. Sự an toàn của lutein cũng được đánh giá bởi Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA). Họ tiến hành đánh giá riêng các kết luận của họ bởi một bảng tổng kết của các chuyên gia an toàn thực phẩm.

Ăn trứng ngỗng, con thông minh và cách chế biến trứng ngỗng ?

Ăn trứng ngỗng, con thông minh?

Hầu như bà bầu nào trong suốt thời kỳ mang thai đều có “nhồi nhét” vào bụng vài quả trứng ngỗng với mong muốn đứa con sinh ra sẽ thông minh hơn người. Sự thật có đúng như vậy?
Đến nay, chưa có công trình nghiên cứu khoa học nghiêm túc nào khẳng định phụ nữ mang thai nếu ăn trứng ngỗng thì con thông minh, hoặc trứng ngỗng tốt cho thai nhi hơn các trứng gia cầm khác.

Giá trị dinh dưỡng của trứng ngỗng 

Về giá trị dinh dưỡng, trứng ngỗng giàu protein hơn trứng gà một chút (13,5% so với 12,5%), nhưng lượng lipid lại cao hơn (13,2% so với 11,6%). Về các vitamin, trứng ngỗng đều có ít hơn trứng gà rất nhiều. Đặc biệt, vitamin A rất cần cho phụ nữ có thai nhưng hàm lượng ở trứng ngỗng chỉ bằng một nửa so với trứng gà.
Theo một số nghiên cứu cho thấy Lutein  một loại carotenoid có vai trò thiết yếu đổi với cơ thể con người đặc biệt là trong thời kỳ đầu phát triển,Lutein có nhiều trong lòng đỏ trứng, cũng có thể vì lý do này mà trứng ngỗng ( lớn hơn trứng gà rất nhiều lần) được cho là bổ .
Trứng ngỗng khó ăn và rất nhanh ngán, đặc biệt trong thời kỳ mang thai đầu bà bầu hay mệt mỏi càng khó "nuôt" món này.
Do đó, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên, thay vì cố ăn trứng ngỗng, các bà bầu nên dùng trứng gà. Trứng gà đã được y học cổ truyền Việt Nam dùng làm thuốc bổ dưỡng. Ngày xưa khi đi thăm người mang thai, sinh nở, bao giờ người ta cũng đem theo chục trứng gà làm quà. Vì vậy, các bà bầu không nhất thiết phải “nhắm mắt, nhắm mũi” để ăn những quả trứng ngỗng không có nhiều chất dinh dưỡng như vậy.

Amigo sưu tầm một vài món ăn đơn giản và dễ chế biến từ món trứng ngỗng,dù biết rằng trứng ngỗng ít thành phần dinh dưỡng hơn trứng gà nhưng từ nhiều lý do (cha mẹ, quan niệm người xưa để lại...) thì trứng ngỗng có ngán bà bầu vẫn cố ăn vì mong muốn cho con mình khi sinh ra sẽ thông minh hơn.

Món ăn chế biến  từ trứng ngỗng

Trứng ngỗng chiên nấm đùi gà

Nguyên liệu

Trứng ngỗng: 1 quả
Nấm đùi gà: 200g
100g thịt heo băm nhuyễn, ½ thìa cà phê hành băm, ½ thìa cà phê muối, 1 thìa cà phê hạt nêm, ½ thìa cà phê tiêu, 2 thìa súp dầu ăn

món trứng ngỗng



Cách làm

- Trứng ngỗng đánh tan với ít hạt nêm

- Nấm ngâm nước muối pha loãng 15 phút, rửa sạch cắt bớt phần gốc, cắt hạt lựu

- Thịt heo rửa sạch, ướp với hạt nêm và muối, để thấm 10 phút

- Làm nóng dầu ăn, cho hành băm vào phi thơm, cho nấm vào xào khoảng 1 phút sau đó trút thịt vào, đảo nhanh tay rồi bắc xuống.

- Làm nóng dầu ở một chảo khác, đổ trứng vào rồi rải nấm và thịt đều trên mặt. Khi trứng ướt, đậy nắp lại để thêm 2 phút cho trứng chín hẳn

- Cho trứng chiên nấm ra đĩa, rắc tiêu lên, dùng với cơm.

Salad trứng ngỗng

Nguyên liệu

Trứng ngỗng: 1 quả
Thịt nạc: 100g
100g xà lách, 1 trái cà chua, ½ củ hành tây, ½ thìa cà phê đường, 2 thìa cà phê giấm, ½ thìa cà phê muối, ½ thìa cà phê tiêu, 1 thìa cà phê hạt nêm, 1 thìa súp dầu ô-liu, 20ml dầu ăn

món ăn trứng ngỗng

Cách làm

- Trứng ngỗng luộc chín, xắt khoanh

- Thịt nạc rửa sạch, thái lát mỏng, ướp với muối và hạt nêm, để thấm 10 phút sau đó xào chín

- Xà lách rửa sạch, vớt ra để ráo. Cà chua, hành tây xắt miếng vừa ăn

- Pha hỗn hợp giấm đường, lấy ½ hỗn hợp thả hành vào ngâm khoảng 15 phút, vớt ra. ½ còn lại thêm dầu ô-liu và muối tiêu vào, đánh đều

- Sắp rau ra đĩa, xếp cà chua, trứng, thịt và hành tây lên, rưới nước trộn giấm đường lên, khi ăn trộn đều.

Trứng ngỗng đúc hẹ

Nguyên liệu


Trứng ngỗng: 1 quả
Lá hẹ: 100g
50g tôm tươi, 50g đậu que, 1 thìa cà phê hạt nêm, ½ thìa cà phê tiêu, ½ thìa cà phê muối, 50ml nước đun sôi

mon an tu trung ngong
Thêm chú thích

Cách làm

- Hẹ cắt bỏ phần trắng, rửa sạch, xắt nhỏ

- Trứng ngỗng tách vỏ, cho vào một đĩa sâu lòng, cho hẹ, muối, hạt nêm vào, đổ thêm ít nước sôi, đánh tan đều

- Tôm cắt bỏ đầu, đuôi lột vỏ, ướp với ít muối và hạt nêm

- Đậu que cắt bỏ đầu đuôi, tước xơ, rửa sạch, cắt hạt lựu

- Bắc chảo hấp, đun nước sôi rồi đặt đĩa trứng gồm hỗn hợp hẹ trứng vào, đậy vung, đun nước lửa nhỏ trong 8 phút. Sau khi trứng chín mới rắc tôm và đậu lên trên khoảng 3 phút, tắt bếp

- Dọn ra đĩa, rắc tiêu lên.


Bất cứ một loại dinh dưỡng nào cũng quan trọng và cần thiết ,nhưng nó chỉ thực sự tốt khi người sử dụng dùng đúng liều lượng.Trứng ngỗng ngán và khó ăn, trong thời kỳ mang thai không nên nhồi nhét quá nhiều gây ảnh hưởng đến tiêu hóa của bà bầu.!
Biên tập và st : Amigo

Thứ Ba, 25 tháng 6, 2013

Công dụng của cá chép cho bà bầu

Công dụng của cá chép và những lưu ý khi chế biến cá chép cho bà bầu 

 Người xưa thường ca ngợi cá chép là loại “thực phẩm thượng hạng”. Cá chép tuy nhiều xương, không mềm nhưng đổi lại thịt rất ngon và chứa nhiều thành phần dinh dưỡng.
cá chép
Công dụng của cá chép cho bà bầu

 Thành phần dinh dưỡng và công dụng của cá chép

 Trong thịt cá chép có chứa nhiều dưỡng chất như axit lutamic, glycine, chất béo, arginine. Hàm lượng protein trong thịt cá chép có sự khác nhau tùy theo mùa và sự thay đổi của thời tiết. Vào mùa hè, hàm lượng protein phong phú nhất; vào mùa đông, hàm lượng protein và acid amin trong cá chép giảm một chút, riêng hai loại glycine, arginine đều không thay đổi.Sách y học ghi lại công dụng của cá chép: “Cá chép chủ trị an thai. Khi thai động, khi người mẹ mang thai bị phù, nên ăn canh cá chép”. Ngoài ra, cá chép còn rất có lợi cho người ăn uống kém, ăn uống không tiêu, người cao tuổi suy nhược, đau lưng, nhức mỏi tay chân. Đối với riêng mẹ bầu và sản phụ, cá chép giúp an thai, thông sữa.
Dân gian còn truyền miệng nhau rằng, cá chép không chỉ giúp bồi bổ cho mẹ bầu, mà còn giúp trẻ khi sinh ra sẽ thông minh, da trắng, môi đỏ.
Với rất nhiều công dụng tuyệt vời đó, vậy sao bạn không bổ sung ngay các món với cá chép vào thực đơn hàng tuần cho gia đình và đặt biệt cho phụ nữ mang thai.

 Lưu ý khi mua cá chép và cách chế biến :

 Cá chép được chăn thả trong môi trường tự nhiên không ô nhiễm thực sự tốt và giàu dinh dưỡng.Nhưng do môi trường nước hiện nay ngày càng ô nhiễm nên việc chọn lựa được cá chép cho phụ nữ mang thai cần chú trọng để đảm bảo mua được cá chép ngon (mình dài, thịt chắc, thơm và ngọt ),sạch đồng thời không bị nhiễm độc.Để đảm bảo tránh nhiễm độc tố từ cá chép (do đặc tính sống dưới đáy và ăn bùn) khi chế biến cá chép cho phụ nữ mang thai không nên để nguyên con mà chế biến như cách gia đình vẫn thường làm (bỏ ruột,mang cá…).Theo nhiều ý kiến thì nấu nguyên con mới bổ cho phụ nữ mang thai ,thiết nghĩ dinh dưỡng từ cá mà ra cũng chưa hẳn nấu nguyên con mới là bổ.

Một số bài thuốc từ cá chép giúp an thai :

 Khi mang thai được 5-6 tháng, phụ nữ thường bị sưng mặt, chân tay phù thũng, tiểu tiện ít. Có thể khắc phục bằng cách lấy một con cá chép nặ ng 500 g, đậu đỏ nhỏ hạt 120 g, cho thêm ít gừng, hành vào nấu chín (chú ý nấu nhạt). Hiệu quả của bài thuốc này khá rõ rệt.
 Người Trung Quốc cổ đại từng liệt "đuôi cá chép" vào một trong "bát trân" (8 cái quý), ngang với chân gấu. Kinh Thi viết: "Khởi kỳ thực ngư, tất hà chi" (Muốn ăn cá, tất phải ăn cá chép ở sông). Đào Hoàng Cảnh, nhà y học thời Hậu Lương (Trung Quốc) đã gọi cá chép là "chư ngư chi trưởng, vi thực phẩm thưởng vị" (đứng đầu các loại cá, là loại thực phẩm đứng đầu vị). Đối với phụ nữ, cá chép càng hữu ích. Dân gian Trung Quốc coi loại cá này là "ích mẫu hà tiêu" (thuốc tiên chữa bệnh phụ khoa) vì nó có tác dụng nổi bật trong lĩnh vực này.
Một số ứng dụng cụ thể: 
 - An thai: Phụ nữ mang thai dễ có các triệu chứng khí huyết yếu kém, tâm tính không yên. Nên lấy một con cá chép nặng khoảng nửa cân, để cả vảy, mổ bỏ ruột, trộn thêm nửa lạng gạo nếp, ít vỏ quýt, gừng sống. Đổ tất cả vào nồi ninh chín, thêm ít muối, ăn 5-7 lần sẽ có hiệu quả.
 - Chữa nôn mửa: Phụ nữ thời kỳ đầu mang thai thường xuất hiện các triệu chứng nôn mửa, chóng mặt..., y học cổ truyền gọi là "nhiên thần ác trở" (triệu chứng xấu khi mang thai). Nguyên nhân là tỳ vị suy yếu, mạch đập mạnh... Lấy một con cá chép nặng khoảng 250 g, đánh vảy, mổ bỏ nội tạng, rửa sạch, cho thêm 6 g sa sâm đập nhỏ, 10 g gừng tươi thái mỏng. Bỏ cả hai thứ vào trong bụng cá, hầm chín, ăn trong ngày. 
 - Làm tăng lượng sữa: Sau khi sinh, nếu không có sữa hoặc ít sữa, có thể dùng một con cá chép nặng khoảng 250 g, một chân giò lợn (loại bé), 3 g thông thảo, hầm thật nhừ, ăn dần 1-2 ngày, sẽ có nhiều sữa. - Chữa bệnh ứ huyết: Phụ nữ sau khi sinh có thể bị chứng khí huyết ứ trệ, đau bụng dưới, máu xấu không kịp bài tiết ra ngoài... Nên lấy vảy cá chép tán nhỏ, cho vào ít nước, đun sôi, uống với ít rượu nếp.
 - Làm tăng công năng dạ dày: Dạ dày của phụ nữ sau khi sinh có thể thay đổi cường độ co bóp. Nên dùng một con cá chép nặng nửa cân, làm sạch vảy và ruột, cho vào nồi nấu canh. Khi cá chín nhừ, cho thêm ít gia vị, hồ tiêu, muối. Ăn cả nước và cái.
Cá chép là thực phẩm giàu dinh dưỡng có nhiều tác dụng nhưng chỉ tốt khi ăn uống đủ liều lượng.Trong thời kỳ mang thai việc đảm bảo dinh dưỡng cho thai phụ càng cần chú trọng.Cần có một chế độ dinh dưỡng hợp lý để đảm bảo sức khỏe cho bà mẹ cũng như sự phát triển toàn diện cho thai nhi.
 Biên soạn và st : Amigo 

Dinh dưỡng khi mang thai 3 tháng đầu

Dinh dưỡng trong 3 tháng đầu thai kỳ rất quan trọng bởi nó là cơ sở cho sự phát triển khỏe mạnh của thai nhi các giai đoạn sau, đồng thời cũng là lúc cơ thể mẹ biến đổi mạnh mẽ để chuẩn bị cho sự ra đời của đứa con mình. Có rất nhiều thắc mắc trong giai đoạn này, đặc biệt là vấn đề ăn uống dinh dưỡng, dưới đây là những thông tin cơ bản giúp cho các bà bầu có sự chuẩn bị tốt nhất về dinh dưỡng.





Ăn uống khi mang thai 3 tháng đầu

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, bữa ăn của bà mẹ cần có đủ 4 nhóm thực phẩm:
  • Nhóm chất bột gồm: gạo, mì, ngô, khoai, sắn…
  • Nhóm chất đạm gồm: thịt, cá, trứng, tôm cua, đậu đỗ…
  • Nhóm chất béo gồm: dầu, mỡ, vừng, lạc…
  • Nhóm vitamin chất khoáng và chất xơ gồm: rau xanh và quả chín.
Trong 3 tháng đầu, bạn chưa cần phải ăn uống tẩm bố quá nhiều mà chỉ cần đủ mức dinh dưỡng thông thường cộng với nâng cao các vi chất cho cơ thể:
  • Bổ sung cân đối chất bột, chất đạm và chất béo:
    • Đối với những người khỏe mạnh và đủ chất, có thể tăng khẩu phần ăn so với thông thường, nhưng chưa cần tăng quá nhiều.
    • Đối với những người gầy yếu, cần phải cố gắng ăn nhiều các chất bổ dưỡng, giàu đạm và protein để bù lại sự thiếu hụt của cơ thể.
  • Ăn những thực phẩm giàu chất xơ.
  • Uống nhiều nước, lượng nước cần thiết tối thiểu hàng ngày khoảng 1,5 lít.
  • Chia nhỏ khẩu phần ăn trong ngày thành nhiều bữa (6-8 bữa) để tránh hiện tượng nôn và buồn nôn do ốm nghén.
  • Bổ sung nhiều vitamin cần thiết cho cơ thể thông qua thức ăn hoặc thuốc bổ:
    • Canxi: bà bầu cần thêm 1000mg Canxi mỗi ngày, cần chọn những thực phẩm giàu canxi như sữa, trứng, váng sữa, sữa chua…
    • Axit folic: có vai trò rất quan trọng đối với hệ thần kinh của trẻ, có nhiều trong gan động vật, rau xanh thẫm, hoa lơ, đậu quả…
    • Sắt: tham gia quá trình tạo máu, vận chuyển oxy. Sắt có nhiều trong gan lợn gà, lòng đỏ trứng gà, thịt bò (hoặc các loại thịt đỏ), các loại rau củ quả như đậu đỗ…
    • Các vitamin: Vitamin A, C, D, K… đều rất cần thiết cho thai phụ và thai nhi. Cần bổ sung thông qua các loại thực phẩm tự nhiên mỗi ngày.
Ngoài ra, thai phụ có thể sử dụng thuốc bổ, các viên đa vitamin để bổ sung các vi chất cho cơ thể. Cần sử dụng với liều lượng hợp lý và có sự hướng dẫn của bác sĩ.
Những gì nên tránh?
  • Rượu, bia, cafe, chè… chứa chất cồn, caffein đều được khuyến cáo không nên sử dụng khi mang thai 3 tháng đầu.
  • Các loại nước giải khát công nghiệp, sôđa…
  • Các loại thức ăn, đồ uống ngọt, chứa nhiều đường dễ làm tăng nguy cơ tiểu đường
  • Tránh ăn mặn khi mang thai
  • Giảm bớt các loại gia vị như ớt, hạt tiêu, tỏi, giấm… đặc biệt là các loại gia vị cay.
  • Không ăn thức ăn sống, thức ăn gỏi hay đã để lâu
  • Không ăn các loại thực phẩm có thủy ngân như cá mập, cá kiếm, cá ngừ…
  • Hạn chế các thực phẩm quá nhiều chất béo và cholesterol.
  • Tránh đu đủ xanh, lô hội, nhãn, nhân sâm, dưa hấu ướp lạnh… hay một số loại thức ăn được khuyến cáo ít sử dụng
  • Tránh uống nước lạnh, ăn nhiều kem khi mang thai bởi dễ gây co thắt huyết mạch
Nguồn : st

Thứ Hai, 24 tháng 6, 2013

Dinh dưỡng có vai trò quan trọng trong những năm đầu đời của trẻ

Theo rất nhiều tài liệu cũng như nghiên cứu khoa học cho thấy, yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ nhỏ bao gồm: Gen, phương pháp giáo dục, dinh dưỡng.Nếu như Gen là yếu tố mang tính di truyền và không thể tác động cũng như thay đổi.Phương pháp giáo dục phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố gia đình, nhà trường, xã hội ..Chỉ còn dinh dưỡng gần như là yếu tố duy nhất mà cha mẹ có thể tác động thay đổi và giúp trẻ nhỏ phát triển.
Trẻ bị suy dinh dưỡng về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển không chỉ là thể chất mà cả trí tuệ.Các bà mẹ nên chú ý và đặc biệt quan tâm đến dinh dưỡng trong thời kỳ mang thai cho đến khi trẻ được 6 tuổi.Sẽ là những tác động tích cực đến trẻ cho cả những năm về sau và khi trẻ đã lớn.
Ở giai đoạn trẻ từ 0-6 tuổi nhu cần dinh dưỡng cần đặng biệt chú ý, vì đây là thời điểm ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển cũng như trưởng thành của trẻ.Sự thiết hút về dinh dưỡng trong những năm đầu đời có thể dẫn đến những thua thiệt về thể chất cũng như trí tuệ của trẻ trong tương lai.
Vì vây việc cung cấp cho các con một chế độ dinh dưỡng hợp lý và hoàn hảo là điều mà tất cả các bà mẹ luôn hướng tới
Blog Amigo sức khỏe và cuộc sống thời gian đầu  sẽ cung cấp cho người đọc những kiến thức cũng như hiểu biết về dinh dưỡng dành cho trẻ từ 0-6 tuổi, những vấn đề sức khỏe, giáo dục trẻ trong lứa tuổi này