Thứ Hai, 9 tháng 2, 2015

Những bài thuốc cổ phương



Những bài thuốc cổ phương được baithuoc.vn tìm hiểu và giảng nghĩa giúp bạn đọc, người bệnh hiểu rõ hơn về thành phần, công dụng của những bài thuốc này

1, TẢ TÂM THANG

Đại hoàng (sao rượu) 2 chỉ

Hoàng Liên (Sao rượu) 3 chỉ

Hoàng Cầm (Sao rượu) 4 chỉ

Tâm là quân hỏa, hóa sinh ra huyết dịch, vậy huyết là phách của hỏa, hỏa tức là hồn của huyết, hỏa thăng nên huyết thăng, hỏa giáng nên huyết giáng. Biết rằng huyết sinh ra ở hỏa, hỏa chủ ở tâm thì biết rằng tả tâm nghĩa là tả hỏa, tả hỏa nghĩa là chỉ huyết. Đắc lực nhất là một vị Đại hoàng, bẻ gãy cái thế hỏa hừng mà giáng xuống, lại kiêm phá huyết trục ứ để khỏi làm hại. Vị này cõi trần nay phần đông không ai dám dùng, không biết rằng khí nghịch huyết thăng được vị thuốc này giáng xuống rất mạnh để bẻ gãy thế của dương mà hòa âm, thực là thánh dược vậy !

vả, không chỉ hạ khí ở Vị mà thôi, bên ngoài kinh mạch cơ phụ, hễ chỗ nào khí nghịch ở trong huyết phận, tính của Đại hoàng nơi nào nó cũng chạy suốt đến cả. Vì hơi thuốc rất mạnh, hễ người nào khí huyết bị ngưng tụ đều xài được cả, làm cho khí nghịch phải thuận ngay. dương thế nay không dám dùng nên thường lưu tà lại trong thân thể rất đáng tiếc.

Bài thuốc gọi là Tả Tâm thang của Ông Trọng Cảnh, xét đến cỗi nguồn mà chữa theo bài thuốc này mà biết được huyết sinh ra ở tâm, tâm tức là hỏa thì về huyết chứng luận đã biết được quá bán vậy !

2, THẬP KHÔI TÁN

Đại kế trắc bách diệp

Tiểu kế Đại hoàng

Mao căn Đơn bì

Tông lư Hà diệp

Thuyến thảo Chi tử

Các vị trên bằng nhau đốt tồn tính, giải trên đất để tiết hết hỏa độc, dẫn bằng đồng tiện hoặc rượu hoặc nước đen là màu sắc của thủy, khi đỏ thấy đen thì ngừng (kiến hắc tắc chỉ) tức thị thủy đã thắng hỏa vậy, vì vậy đốt tồn tính thanh đen; đắc lực ở Sơn chi thanh hỏa, Đại hoàng giáng khí, hỏa thanh khí giáng thì huyết được yên. Còn các vị khác đều là thuốc hành huyết, chỉ nhờ để hướng đạo vậy. Thổi vào mũi để cầm máu cam, bôi vào vết thương để chỉ huyết đều dùng được cả.

3, CAM THẢO CAN KHƯƠNG THANG

Cam thảo (nướng) 3 chỉ

Ngũ vị (sao mật) 1 chỉ

Can khương (sao cháy) 2 chỉ

Cam thảo nướng qua thuần về bổ trung, Can khương sao đen thì chuyên về chỉ huyết, hai vị cay ngọt hợp hóa phù dương để đạt ra bốn phía huyết tự vận hành mà không trệ vậy. Ngũ vị thu liếm phế khí để không nghịch lên, lấy chỉ khí mà chỉ huyết. Phàm chứng dương hư tỳ không nhiếp huyết, nhưng huyết vốn là âm trấp, huyết thiếu tức là âm thiếu, những thuốc cương táo thường kỵ dùng, phải xét kỹ mạch chứng, thật là hư hàn mới được dùng phương này.

4, TỨ VẬT THANG

Đương quy 4 chỉ

Sinh địa 4 chỉ

Xuyên khung 2 chỉ

Bạch thược 3 chỉ

Ông Kha Vâng Bá bàn rằng: Tâm sinh huyết, can tàng huyết, bởi vậy phàm muốn sinh huyết phải xét ở tâm, muốn điều huyết thì nên cần ở can vậy. Phương này chuyên về can kinh điều huyết, không phải là phương tâm kinh sinh huyết.

Đương quy hòa huyết, Xuyên khung hoạt huyết, Bạch thược liễm huyết, Địa hoàng bổ huyết. Bốn vị đủ cả tác dụng Sinh – Trưởng – Thu – Tàng thành ra có thể làm cho vinh khí im đi ở trong kinh lạc.

Nếu huyết hư thì gia Sâm, Kỳ; huyết kết thì gia Đào nhân, Hồng hoa; huyết bế gia Đại hoàng, Mang tiêu; huyết hàn gia Quế phụ; huyết nhiệt gia Cầm, Liên. Tùy nghi mà gia giẩm, không câu nệ ở cái tên Tứ vật

Nếu gặp những chứng huyết băng, huyết vựng không nên vội bổ bằng thang Tứ vật mà trái lại giúp cho cái thế hoạt thoát, nên bổ khí sinh huyết, giúp cho lẽ dương sinh âm trưởng, vì phương này có thể bổ huyết chất hữu hình trong lúc thông thường mà chẳng thể sinh huyết vô hình một cách cấp. Phương này điều huyết ở trong âm nhưng chẳng thể tẩm bổ gốc ở chân âm.

Ông Kha Vâng Bá bàn đây tuy rằng không đủ nghĩa với thang Tứ vật, song nói rằng Tứ vật là phương thuốc chuyên điều huyết của can kinh thì biết sâu xa về sở trường của nó, vì can chủ tàng huyết Xung, Nhung huyết hải đều thuộc can, vì thế việc điều huyết mà bỏ không dùng Tứ vật là không thể thành công được.

5, ĐƯƠNG QUY LÔ HỘI HOÀN

Quy 1 lạng Hoàng Liên 1 lạng

Long đảm thảo 1 lạng Hoàng bá 1 lạng

Lô hội 5 chỉ Hoàng Cầm 1 lạng

Thanh đại 5 chỉ Đại hoàng 5 chỉ

Chi tử 1 lạng Mộc hương 2,5 chỉ

Xạ hương 5 phân

Trước dùng Thần khúc nếu hồ làm hoàn, uống với nước gừng để trị huyết bệnh, dùng rượu làm hoàn uống bằng đồng tiện thì tốt hơn. Người ta chỉ có can hỏa rất ngang ngược thường đem hỏa của các kinh cùng nhau làm hại. Phương này dùng Thanh đại, Lô hội Long đảm thảo bẻ thẳng vào hỏa của can kinh.

Cầm, Liên, Chi, Bá, Đại hoàng chia nhau mà tả hỏa của các kinh, hỏa thịnh thì khí thực, vì thế lấy hai vị Hương để hành khí, hỏa thịnh thì huyết hư cho nên lấy Đương quy làm quân để bổ huyết.

Trị can hỏa quyết liệt chỉ có phương này là có lực lượng, không nên tỵ hiềm rằng tả nhiều bổ ít.

Xem thêm các bài thuốc hay

Một số các công dụng tốt cho sức khỏe của nấm



Nấm là thực phẩm có hàm lượng calo thấp, do đó những người béo phì nên dùng. Bệnh nhân đái đường cũng nên ăn nấm vì nó ít chất đường lại làm giảm cơn đói. Trong thực đơn ít cholesterol của người cao áp huyết cũng nên có nhiều nấm.

Năm ăn thông dụng là nấm rơm, nấm mèo (nấm mèo), nấm bào ngư.

Nấm rơm dễ trồng, thu hoạch nhanh và năng suất cao. Phong trào trồng nấm rơm khá phổ thông ở các nơi có nhiều rơm dạ. Nấm rơm tươi có nhiều nước, trong 100g nấm tươi có 3,4 – 4,5g chất đạm, 1,8g chất béo, ngoài ra còn có các khoáng chất và chất xơ. Trong 100g nấm rơm khô có 49g chất đạm, 20g chất béo.

Cây nấm rơm

mộc nhĩ khô có 13,8/100g chất đạm, nhiều chất xơ và khoáng chất, gồm cả calcium và sắt.
Nấm bào ngư có lượng đạm gấp đôi rau quả, nhiều vitamin B1, B2 và đầy đủ các chất khoáng cần thiết cho thân thể, nhất là calcium, photpho và sắt với tỷ lệ gấp đôi so với thịt.
Nấm là thực phẩm có hàm lượng calo thấp, do đó những người béo phì nên dùng. Bệnh nhân đái đường cũng nên ăn nấm vì nó ít chất đường lại làm giảm cơn đói. Trong thực đơn ít cholesterol của người cao huyết áp cũng nên có nhiều nấm. Trong nấm có ít ion natri nên dùng cho người viêm thận hoặc suy tim có chứng phù cũng rất hợp. Nấm có nhiều acid folic hơn thịt và rau nên giúp gian bệnh thiếu máu.

Do có nhiều chất xơ, nấm có tính nhuận trường. Thống kê cho thấy tỷ lệ ung thư đại tràng thấp ở vùng dân ăn nhiều nấm và cao ở vùng dân ăn nhiều thịt. Trường Đại học Tokyo ban bố rằng dịch chiết nấm ăn bằng cồn có tính trị ung thư ở chuột.
Dân gian thường dùng mộc nhĩ để trị các bệnh rối loạn đường ruột, đau cổ họng, thanh lọc máu. Đông y quan niệm rằng mộc nhĩ làm nhẹ mình, ích khí, cường chí.
Nấm không có diệp lục tố, không tự sản xuất được carbonhydrat như cây xanh, chúng sống nhờ vào cây mà chúng bám vào. Do đó nấm lành hay độc phần nào tùy thuộc vào môi trường cấy. Tốt nhất nên gieo cấy nấm mèo bằng mùn cưa trong bịch nylon nên chọn mùn cưa của loại gỗ cây không độc.

Việc thu hoặch nấm hoang dã cần phải có kinh nghiệm. Đã có rất nhiều trường hợp trúng độc nấm gây tử vong. Nấm độc thường có mầu sặc sỡ hoặc ánh bạc. Khí nấu chín mà nấm có mùi vị khác lạ thì không nên ăn.

Xem thêm các bai thuoc hay

Những cách giải rượu từ ngó sen



Cây Sen có tên khoa học là Nelumbo nucifera. Trong số các cây thuốc, sen là cây thuốc độc đáo, cả cây dùng làm thuốc, mỗi bộ phận lại có tính trị liệu khác nhau.
Ngó Sen

Ngó Sen

Ngó Sen hay liên ngẫu là phần rễ ở dưới nước, mầu trắng, xốp, bên trong có nhiều ống dọc nhỏ, nhựa dính sít. Ngó sen vị nhạt, tính mát, không độc. Trong ngó sen có những chất bổ quí như asparagin, acginin.

Cây Sen có tên khoa học là Nelumbo nucifera. Trong số các cây thuốc, sen là cây thuốc độc đáo, cả cây dùng làm thuốc, mỗi bộ phận lại có tính trị liệu khác nhau.

Cay-Sen

Cây Sen

– Lá sen, cuống sen, vỏ hạt sen: dùng chữa ỉa chảy, cầm máu.

– Hoa sen: dùng để an thần, cầm máu.

– Nhụy sen, tua sen: có tác dụng thanh tâm, thông thận, cầm máu, cố tinh.

– Hạt sen: bổ dương, bổ tâm tỳ, ích khí, an thần.

– Tâm sen: an thần, trị nhịp tim nhanh, khó ngủ, hay mơ.

– Củ sen: dưỡng tâm, bổ tỳ, cố tinh.

Tác dụng của ngó sen sống và ngó sen chín khác nhau. Ngó Sen sống có tác dụng thanh nhiệt, chỉ khát, an thần, làm nhẹ bao tử và giải độc rượu. Người ta dùng ngó sen để trị nhức đầu, mất ngủ, táo bón. Ngó Sen nấu chín làm mạnh tỳ vị, bổ nhiệt huyết, giải độc do ăn phải cua độc. Ngó Sen chín còn có tác dụng nhuận trường. Người ta thường nấu canh hay làm nộm ngó sen làm cho uống rượu không say, ngó sen dùng cho người bệnh đái đường rất tốt vì nó có tác dụng thanh nhiệt, chỉ khát.

Ngoài tác dụng trị liệu, Sen còn là cây cảnh rất đẹp và nên thơ.

Trong đầm gì đẹp bằng sen

Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng

Nhị vàng bông trắng lá xanh

Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn

Xem thêm các bai thuoc dan gian