Thứ Ba, 9 tháng 7, 2013

Cảm nang bà bầu tháng thứ 4.Dinh dưỡng cho mẹ và sự phát triển của bé

Tháng thứ 4 bắt đầu giai đoạn 3 tháng giữa thai kỳ,thời điểm này những biểu hiện ốm nghén của thai phụ cũng ổn định.Thai nhi phát triển nhanh hơn,nên việc bổ sung dinh dưỡng cũng như chú ý đến sự phát triên của cân năng thai phụ rất quan trọng.

1.Em bé phát triển như thế nào?

Thời gian này em bé tăng trưởng rất nhanh thậm chí là nhảy vọt trong giai đoạn này.
 Trong vài tuần tới đây, bé sẽ tăng gấp đôi trọng lượng và dài thêm chục cm nữa. Lúc này, bé to cỡ một quả bơ: hơn 11cm (đầu đến mông) và nặng gần 100g rồi. Đôi chân của bé phát triển đáng kể, đầu cũng đã đứng thẳng hơn, và mắt đã chuyển đến gần nhau ở phía trước đầu. Đôi tai của bé cũng đã gần như ở đúng chỗ của mình. Cấu trúc da đầu đã bắt đầu hình thành, mặc dù các nang tóc chưa thể nhận ra được. Bé thậm chí cũng đã bắt đầu mọc móng chân. Và khá nhiều thay đổi cũng đang diễn ra bên trong, tim bé hiện tại bơm khoảng hơn 25 lít máu mỗi ngày và lượng máu sẽ tiếp tục tăng khi cơ thể bé tiếp tục lớn lên.

 2.Cuộc sống của mẹ thay đổi như thế nào?

Đỉnh tử cung của mẹ đang ở khoảng giữa xương mu và rốn, và các dây chằng xung quanh hỗ trợ cho nó đang dày lên và căng ra khi tử cung tăng trưởng. Mẹ hẳn sẽ cảm thấy khá hơn nhiều và lúc này khi mẹ sẽ ít buồn nôn hơn, tâm trạng ổn định hơn và làn da rạng rỡ hơn.
Chẳng bao lâu nữa mẹ sẽ trải nghiệm được khoảnh khắc tuyệt vời nhất của thai kỳ – cảm giác thai máy. Một số bà mẹ nhận thấy thai máy sớm hơn ở tuần thứ 15, trong khi nhiều bà mẹ khác phải đến tuần 17 mới có thể cảm nhận được cử động của con hoặc hơn nữa. (Và nếu đây là bé đầu lòng của mẹ, hãy kiên nhẫn vì mẹ có thể không nhận ra bé cử động cho đến tuần 19 hoặc hơn nữa.) Những cử động sớm nhất có thể cảm thấy như một nhịp đập nhỏ, bóng khí, hoặc thậm chí giống bắp nổ. Vào những tuần tiếp theo, những cử động này sẽ mạnh dần và mẹ có thể cảm thấy chúng nhiều và thường xuyên hơn.
Về tăng cân ở bà bầu :
Nếu bà bầu có cân nặng trung bình, hãy nhắm mức tăng cân trong khoảng 5.5 – 6.3 kg trong tam cá nguyệt này (trong tổng 11-16kg cả thai kỳ). Bác sĩ hoặc điều dưỡng có thể khuyên bà bầu nên tăng nhiều hoặc ít hơn một chút nếu bài bầu hơi thừa hoặc thiếu cân khi bắt đầu có thai.

Dinh dưỡng cho bà bầu khi mang thai ở tháng thứ 4:


Ở tháng thư 4 sự tăng trưởng của thai nhi nhảy vót so với giai đoạn trước.Nên mức độ dinh dưỡng cũng như thực phẩm mỗi ngày đưa vào cơ thể mẹ cần đảm bảo cả chất và lượng.
Thời kỳ này bà bầu  nên ăn làm nhiều bữa. Và lưu ý không nên nhai lệch về một bên hàm và nhai kĩ rồi mới nuốt. Không nên ăn những loại thức ăn chứa các chất kích thích như: rượu, bia... và không hút thuốc lá. Nên ăn những loại thức ăn có chứa nhiều vitamin.
Ở tháng thứ 4, thai nhi đã phát triển đầy đủ các bộ phận trên cơ thế và thông qua hình ảnh siêu âm, chúng ta có thể xác định được giới tính và đo được nhịp tim của bé.
Kể từ giai đoạn này trở đi, khi ăn uống bà bầu cần chú ý: không cần ăn uống quá nhiều, nhưng dinh dưỡng phải cân bằng như: protein, hydratcacbon, chất béo, chất vô cơ, vitamin, chất xơ…
- Vitamin A: Có trong trứng, sữa, tôm, cá, gan các loài động vật. Các loại rau quả có màu đậm (như rau ngót, rau muống, rau dền, rau đay, rau khoai loang, cần ta, gấc, cà rốt, bí đỏ, đu đủ, xoài, củ khoai lang nghệ...) có nhiều caroten, khi vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành vitamin A.
- Vitamin B1: Có nhiều trong ngũ cốc và các loại đậu (hạt) như gạo, bột mì, bột đậu xanh...
- Vitamin B2: Hạt ngũ cốc toàn phần, thức ăn có nguồn gốc động vật.
- Vitamin B6: có nhiều trong gan bê, ruốc thịt, thịt gà, ngô...
- Vitamin B9 (hay còn gọi là axit  folic) có nhiều trong măng tây, rau xanh, gan, thịt gà, trứng.
- Vitamin PP: Lạc, vừng, đậu các loại, rau ngót, giá đậu xanh, cải xanh, rau dền đỏ, rau bí, thịt, cá, tôm, cua, ếch.
- Vitamin B12: Pho mát làm từ thịt dê và thịt cừu, cá, quả hạnh nhân, cải xoong, dưa bắp cải, sữa tươi, sữa bột, sữa chua, sữa đậu nành, nước khoáng...
- Vitamin C:  Rau xanh (rau muống, rau ngót, bắp cải, cải xoong), quả chín (cam, chanh, bưởi, xoài, ổi...), khoai tây, khoai lang, củ cải, hành tây, ớt ngọt, rau mùi, ...
- Vitamin D: Dầu gan cá, cá, gan, lòng đỏ trứng, thịt lợn, chất béo của sữa.
Vitamin E: Các loại dầu (dầu hướng dương, dầu lạc, dầu cọ...), rau dền, giá đậu, quả mơ, quả đào, gạo, ngô, lúa mì.
Trong bất cứ giai đoạn nào của thai kỳ thì việc đảm bảo sự phát triển ổn định của thai nhi cũng như sức khỏe của bà mẹ đều quan trọng.Tháng thứ 4 là thời điểm quan trọng và nhảy vọt về sự tăng trưởng của thai nhi,càng cần được lưu ý hơn.Thời kỳ này thai phụ cũng dần ổn định nên việc ăn uống cũng dễ dàng hơn.Hãy bắt đầu tìm cho mình những trang phục phù hợp và rỗng rãi hơn.Đảm bảo cho cơ thể bạn cũng như sự tăng kích thước thai nhi.
 st: Amigo