Trong thời gian thai kỳ, nhiều người dễ mắc các chứng bệnh khác nhau như tiểu đường, cảm cúm hay táo bón khi mang thai do virus, thói quen sinh hoạt, ăn uống và vận động, hoặc sự thay đổi nội tiết tố ... Bà mẹ mang thai cần hết sức lưu ý và phòng tránh những bệnh này để đảm bảo sự an toàn và khỏe mạnh cho cả mẹ và bé.
1. Tiểu đường
Tiểu đường (Đái tháo đường) trong thời kỳ mang thai vô cùng nguy hiểm cho cả mẹ và con. Người mẹ có nguy cơ phải mổ lấy thai; dễ bị tăng huyết áp, phù; trở thành bệnh nhân đái tháo đường, thai chết lưu. Trẻ sinh ra có thể bị dị tật bẩm sinh (cao gấp 8 lần bình thường), hoặc mắc các bệnh vàng da kéo dài, hạ canxi máu, suy hô hấp, nhiễm trùng huyết…Ảnh(st): kiểm soát cân nặng trong thai kì là một trong những điều cần thiết để phòng tránh bệnh tiểu đường.
Phòng tránh: Bà mẹ mang thai cần làm các xét nghiệm (máu và nước tiểu) thường xuyên trong thai kì để phát hiện sớm nguy cơ đái tháo đường. Ngoài ra, chế độ ăn hợp lý và luyện tập cũng đóng vai trò quan trọng. Rất cần lưu ý đối với những thai phụ tăng cân nhiều và nhanh chóng, bị phù nề sớm trong thai kì. Đối với thai phụ chưa mắc đái tháo đường nên có một chế độ ăn uống và vận động hợp lý, tránh tăng cân. Nên lựa chọn những thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp, tránh ăn quá ngọt, hạn chế ăn thực phẩm nhiều chất xơ và chất béo, mỡ động vật. Đồng thời, hàng ngày nên tập thể dục đi bộ nhẹ nhàng.
2. Bệnh cảm cúm
Trong thời gian mang thai hệ miễn dịch hoạt động kém hơn trong khi nhu cầu oxy cao hơn bình thường. Do đó, nguy cơ mắc bệnh qua đường hô hấp là rất lớn. Cảm cúm là bệnh rất nguy hiểm cho thai nhi, khi người mẹ bị cúm khả năng sảy thai rất cao, trong một số trường hợp có thể để lại dị tật cho thai nhi, nhất là với dạng cúm do virus rubellaPhòng tránh: Bạn nên tránh môi trường dễ lây nhiễm cao như bệnh viện, nơi đông người hay những người bị bệnh cúm,... Đặc biệt khi bị cúm, bạn không nên tự ý uống thuốc mà cần có sự hướng dẫn của bác sĩ. Nếu có triệu chứng nóng sốt cần đi đến các cơ sở y tế để khám kịp thời. Ngoài ra, nên hạn chế dùng quạt máy và máy lạnh khi ngủ; tránh tiếp xúc với môi trường ô nhiễm như bụi, khói, đặc biệt khói thuốc lá; nên mang khẩu trang khi ra đường. Cần vệ sinh mũi họng thường xuyên trong ngày bằng nước muối sinh lý.Uống nước cam hoặc các nước hoa quả giàu vitamin C hoặc một ít tỏi trong bữa ăn hàng ngày cũng giúp bạn tăng cường sức đề kháng một cách tự nhiên và hiệu quả.
3. Táo bón
Có đến 50% phụ nữ bị táo bón khi mang thai. Nguyên nhân là do trong quá trình mang thai bạn ít di chuyển, ít vận động nên nồng độ progesteron trong cơ thể tăng lên. Sự phát triển của thai nhi gây chèn ép đại tràng khiến phân khó ra ngoài. Các loại thuốc bổ hay nhiều thực phẩm dinh dưỡng gây nóng cũng là nguyên nhân gây nên táo bón. Táo bón kéo dài sẽ gây hại cho đường tiêu hóa khiến bạn luôn cảm thấy khó chịu, mệt mỏi, chán ăn dẫn đến suy dinh dưỡng ở thai nhi, sức đề kháng yếuPhòng tránh: . Trong thời kỳ này, thai phụ cần có chế độ luyện tập các bài thể dục phù hợp, đảm bảo sự vận động nhịp nhàng, có lợi cho sự tuần hoàn máu và hệ thống tiêu hóa. Ngoài ra trong thực đơn hàng ngày bà bầu nên ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi để cung cấp chất xơ, dễ tiêu hóa, có thể ăn thêm khoai lang để nhuận tràng
Ảnh (st): Khoai lang – vừa ngon vừa bổ
4. Các bệnh về da
Do thay đổi hormone và thiếu hụt nội tiết tố nên phụ nữ mang thai hay mắc các bệnh về da như nám, tàn nhang, ngứa, nấm da… Bạn không nên tùy ý sử dụng thuốc hay khắc phục bằng mỹ phẩm bởi những hiện tượng như nám hay tàn nhang sau khi sinh sẽ tự hết hoặc có thể khắc phục bằng một số nguyên liệu tự nhiên. Còn ngứa hay rạn da, tốt nhất nên hỏi ý kiến của bác sĩ để điều trị đúng cách.Ngoài ra, bạn nên thiết lập chế độ dinh dưỡng an toàn, đầy đủ các nhóm chất cần thiết. Đặc biệt bạn nên vệ sinh cơ thể sạch sẽ hàng ngày để các loại nấm, vi khuẩn không có cơ hội gây bệnh…
5. Tăng huyết áp
Huyết áp có thể thay đổi trong ngày, nhất là khi có biến đổi về thời tiết. Tăng huyết áp là bệnh thường gặp và cũng là nguyên nhân chính gây ra các biến chứng thậm chí gây tử vong cho mẹ và thai nhi.Nếu tăng huyết áp nặng kèm với phù và có protein trong nước tiểu khi đó bạn đã bị hội chứng tiền sản giật, biến chứng nguy hiểm nhất của tăng huyết áp và rất nguy hiểm cho thai phụ. Cơn co giật có thể diễn ra một lần hay nhiều lần gây nguy hiểm cho mẹ và con.
Phòng tránh: Bạn nên nghỉ ngơi nhiều, nằm nghiêng về bên trái là tư thế ngủ có lợi nhất. Tuân thủ một chế độ vận động, luyện tập đều đặn hàng ngày. Hạn chế dùng muối và các món ăn mặn. Tuyệt đối không sử dụng rượu hay các chất kích thích. Nếu đã mắc chứng cao huyết áp trước khi mang thai, cần thông báo cho bác sĩ biết tiền sử bệnh, các loại thuốc đã dùng để bác sĩ điều chỉnh liều lượng và kê đơn phù hợp mà không gây ảnh hưởng đến thai nhi.
Ngoài ra, trong thời gian mang thai bạn có thể mắc các bệnh như sốt xuất huyết, rubella, chuột rút, nghén, đau lưng,… Khi có những dấu hiệu lạ trong cơ thể nên kịp thời đến bác sĩ để được tư vấn và chữa trị. Trong thời gian mang thai, bạn cũng nên hạn chế làm những công việc nặng hoặc tạo ra những căng thẳng không cần thiết. Khi bạn quá căng thẳng có thể gây sảy thai, sinh non, thai chậm tăng trưởng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét