Thứ Năm, 27 tháng 6, 2013

Nhóm thực phẩm "nguy hiểm" cần tránh trong 3 tháng đầu mang thai

Nhóm thực phẩm không nên ăn trong 3 tháng đầu mang thai .Vì sao không nên ăn rau ngót ,dứa ,nước dừa, măng và cà muối đầu thai kỳ ?

Ba tháng đầu tiên của thời kỳ mang thai là thời kỳ quan trọng nhất, dễ xảy ra các tai biến nhất vì đây là giai đoạn thai nhi đang dần dần hình thành trong cơ thể mẹ, cơ thể mẹ cũng đang có những thay đổi để phù hợp với thai kỳ, trong khi đó bản thân người mẹ cũng chưa có nhiều kinh nghiệm trong chăm sóc thai kỳ của mình, đặc biệt là ở những người mẹ lần đầu tiên mang thai. Vậy, trong ba tháng đầu bạn nên có những chú ý gì trong ăn uống, những thực phẩm nên "kiêng khem" không nên ăn  theo kinh nghiệm của người xưa cũng như khoa học ngày này.Amigo xin tổng hợp và giới thiệu bạn đọc trong bài viết này?

Nhóm thực phẩm nguy hiểm cần tránh :


1.Rau ngót 

Trong 3 tháng đầu bà bầu tuyệt đối không nên ăn rau ngót đặc biệt là rau ngót tươi.bồ ngót - rau ngót có nhiều lợi ích cho sức khoẻ (thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, tăng tiết nước bọt, hoạt huyết, tiêu ứ, bổ huyết, cầm máu, nhuận tràng, sát khuẩn, tiêu viêm, sinh cơ…) nhưng cũng có cảnh báo uống nhiều nước bồ ngót ở dạng lá tươi xay nhuyễn có thể dẫn đến một số phản ứng phụ như: gây co thắt cơ trơn tử cung gây sảy thai, bàng quang, ruột dẫn đến tiêu chảy, co thắt mạch máu gây đau nhức cơ, mất ngủ, nhức đầu, cao huyết áp, hoặc thiếu máu não ở người lớn tuổi.


ăn rau ngót dễ sảy thai

Cũng do những tính chất trên nên không được dùng bồ ngót tươi cho các trường hợp nhức nửa đầu, tăng huyết áp nội sọ, táo bón, ngủ gật ban ngày, bệnh phù niêm mạc do suy tuyến giáp, phụ nữ đang mang thai. Nguyên nhân của các hiện tượng này là trong bồ ngót tươi có chứa một chất có cấu trúc gần giống như papaverin (một alkaloid có trong á phiện). Dược thư Việt Nam 2002 ghi rõ “Không dùng papaverin cho người có thai”. Như vậy trong bồ ngót tươi có chứa một hàm lượng papaverin, nếu dùng trên 30g lá tươi thì dễ có nguy cơ sảy.

 2.Đu đủ xanh 

đu đủ xang và bà bầu

 Bác sĩ Hồ Ngọc Hồng, Trưởng khoa Nội 2, Viện Y Dược học dân tộc TP HCM, cho biết, một nghiên cứu của Viện Đại học Sussex (Anh) đã chứng minh tác động không có lợi của đu đủ đối với những phụ nữ đang muốn thụ thai. Thực phẩm này có tác dụng ức chế hoóc môn progesterone, làm ngăn cản quá trình thụ thai. Do đó, việc ăn đu đủ thường xuyên làm phụ nữ  khó mang bầu.

Ngoài ra, chất papain trong quả đu đủ xanh phá huỷ màng tế bào phôi thai, có thể dẫn đến sẩy thai. Do đó, các bà bầu nên tránh ăn đu đủ xanh

 3.Dứa

 Dứa được biết đến như một loại thực phẩm chức năng, hữu ích cho sức khỏe, có chứa nhiều vitamin A, C, mangan, kali, magiê… bảo vệ các mô khỏi quá trình oxy hóa dẫn đến stress. Nghiên cứu mới nhất cho thấy, bromelain trong dứa có tác dụng giảm hiện tượng sưng phù. Ăn dứa cũng có tác dụng giải khát, đẹp da, duy trì cân nặng.
 dứa cho bà bầu
Nhưng trong dứa  chứa nhiều enzyme bromelain, có tác dụng làm mềm khung xương chậu, nên khiến cho quá trình chuyển dạ dễ dàng hơn .Tuy nhiên, nhóm thai phụ mắc chứng bệnh về dạ dày, bị chấn thương liên quan đến gãy xương lại nên hạn chế ăn dứa. Bởi vì, dứa có tính axit mạnh nên ăn nhiều dễ gây tiêu chảy (nhất là khi ăn phải quả dứa còn xanh) hoặc ảnh hưởng đến sự phát triển của xương.

Bà bầu có thể bị dị ứng dứa. Đây là phản ứng của cơ thể với protein có trong dứa. Những biểu hiện của dị ứng dứa là: đau bụng, tiêu chảy, có thể xuất hiện ngứa toàn thân; bạn cũng có thể cảm thấy tê lưỡi, khó thở… Bác sĩ khuyến cáo, để tránh dị ứng dứa thì sau khi gọt vỏ, bạn nên cắt dứa thành từng miếng, ngâm nước muối nhạt 30 phút. Làm như vậy không chỉ tránh được hiện tượng rát lưỡi khi ăn dứa; mà còn giúp bạn thấy dứa có vị thơm, ngon hơn.
Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là chị em phải hoàn toàn "đoạn tuyệt" với dứa trong suốt thời kỳ mang thai. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, mẹ bầu chỉ cần kiêng ăn hoặc uống sinh tố dứa trong thời gian 3 tháng đầu thai kỳ. Sau khi đã qua giai đoạn nhạy cảm này, trong những giai đoạn bầu bí tiếp theo mẹ bầu vẫn có thể ăn một lượng vừa phải.
Nên để đảm bảo an toàn thai phụ không nên ăn dứa hoặc ăn vừa đủ cũng như tùy vào cơ địa và cơ thể mà có lựa chọn  hợp lý cho loại thực phẩm này.

4.Nước dừa 

nươc dừa mang thai

 Bà bầu mới mang thai không nên uống nước dừa, vì sao vậy? Theo GS.TSKH Bùi Quốc Châu, giám đốc Trung tâm Diện chẩn điều khiển liệu pháp và xoa bóp Việt Nam, trong nước dừa có chứa hàm lượng chất béo rất cao (2%) nên uống nhiều sẽ gây đầy bụng, khó tiêu. Trong 3 tháng đầu thai kỳ, bà bầu thường xuyên bị nôn ói, ốm nghén, uống loại nước này sẽ làm tình trạng bệnh thêm trầm trọng hơn.
Thêm vào đó, nước dừa nhất là dừa xiêm thuộc âm, tức là có tính giải nhiệt, làm mát, làm mềm yếu gân cơ, hạ huyết áp vì vậy nó không tốt tí nào cho mẹ bầu những tháng đầu.
Tuy nhiên sau thời kỳ 3 tháng đầu thì bạn có thể uống nước dừa.Loại nước được cho là thứ "nước vàng" cho bà bầu. 
Nước dừa cũng rất giàu axit lauric mà khi vào cơ thể sẽ được chuyển hoá thành monolaurin, có tác dụng chống lại các vi rút, vi khuẩn có lớp vỏ lipit; kháng nấm giúp bảo vệ cơ thể khỏi các bệnh viêm nhiễm và tăng cường hệ miễn dịch.Tuy nhiên, chị em chỉ nên uống 1 quả mỗi ngày và không nên uống buổi tối .

5.Măng

Mang có tốt cho bà bầ

 Măng ăn rất ngon,tuy nhiên trong măng có nhiều độc tố nên không tốt cho cơ thể đặc biệt là phụ nữ có thai, bởi vì phụ nữ có thai đã thường bị nhức, đau lưng trong măng có nhiều độc tố làm ra tăng những triệu chứng này cho bà bầu.Cụ thể măng tươi có chứa nhiều độc tố, đặc biệt là glucozit sinh acid xyanhydric. Khi gặp men tiêu hóa trong dạ dày, gặp chất chua, glucozit bị thủy phân và giải phóng acid xyanhydric (HCN). Chính acid này gây ngộ độc, nôn mửa, giống như khi bị ngộ độc sắn. Chính vì vậy, nhiều người khuyên bà bầu không nên ăn măng. Tuy nhiên, vấn đề trên chỉ xảy ra nếu bạn ăn với mức độ quá nhiều và thường xuyên. Lời khuyên của các chuyên gia dinh dưỡng là phụ nữ mang thai nên hạn chế ăn măng 1 tháng chỉ nên ăn 2 bữa với khoảng 200-300gam và nếu muốn ăn, chị em nên tự mua măng tươi về chế biến để đảm bảo an toàn vệ sinh. Cách chế biến măng tươi giảm độc tố là cho măng vào nồi luộc sôi kỹ 2-3 lần. Trong khi sôi bạn nhớ mở vung để độc tố bay ra. Sau đó mới chế biến món ăn. Cách làm này sẽ hạn chế được độc tố trong măng, giúp bà bầu ăn an toàn hơn 

 6.Cà muối


Câu nói: “Một quả cà bằng ba thang thuốc” nhắc nhở chúng ta nên thận trọng khi ăn uống.Đặc biệt với bà bầu trong đầu thai kỳ dễ bị nhiễm độc ,nôn mửa khó chịu cơ thể mệt mỏi càng không nên ăn cà (cà pháo, cà tím, cà bát.).Khi mang thai cơ thể của bà bầu nóng hơn rất nhiều so với người bình thường nên không nên ăn cà làm tăng tính nóng cho cơ thể.Ca muối là món ăn dễ ăn dễ vào cơm nhưng cần hạn chế và ăn vừa phải để đảm bảo cho sức khỏe bà bầu .

Trên đây chỉ là những tổng hợp mang tính tương đối về nhóm thực phẩm cần và nên tránh trong thời kỳ đầu mang thai.Mọi thông tin và đóng góp bạn đọc vui lòng comment phía dưới bài viết. Amigo sẽ trả lời bạn đọc và đồng thời hoàn thiện bài viết hơn nữa.
Biên tập và st : Amigo 



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét